Thủ tướng cho biết đã nhận được được thông tin cho rằng một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ sớm phục hồi sản xuất rất nhanh, do đó Việt Nam phải đón bắt thời cơ này, “như chiếc lò xo bị nén lại, chúng ta phải chuẩn bị tâm thế vươn lên, biến nguy cơ thành thời cơ”.

Thủ tướng chỉ đạo: Phải vừa chống dịch thành công, vừa giữ vững kinh tế

12/03/2020, 14:51

Thủ tướng cho biết đã nhận được được thông tin cho rằng một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ sớm phục hồi sản xuất rất nhanh, do đó Việt Nam phải đón bắt thời cơ này, “như chiếc lò xo bị nén lại, chúng ta phải chuẩn bị tâm thế vươn lên, biến nguy cơ thành thời cơ”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu vừa chống dịch, vừa giữ vững kinh tế - Ảnh: VGP

Sáng 12.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế tư nhân nhằm huy động hiến kế sáng tạo, chủ động và đóng góp cho kinh tế tư nhân đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu.

Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Thủ tướng cho biết WHO đã công bố COVID-19 là đại dịch. Việt Nam có 800.000 doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, thì lúc này các doanh nghiệp, tập đoàn là các “pháo đài” cùng cán bộ, công nhân lao động trong việc phòng chống dịch.

Nhiều doanh nghiệp, với hàng ngàn lao động, cần có biện pháp chống dịch ở đơn vị mình và cho cả công nhân của mình. Đó chính là góp phần vào nỗ lực chống dịch của cả nước. “Chúng ta cần lưu ý vấn đề này chứ không phải chúng ta lại quên vấn đề chống dịch đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân hay tất cả doanh nghiệp của Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng cũng cho rằng có nhiều tập đoàn đã làm tốt công tác này như ứng dụng công nghệ 4.0, giảm họp hành, quan tâm đến đời sống người lao động.

Theo Thủ tướng, cuộc gặp gỡ, làm việc hôm nay là để động viên, thăm hỏi đối với các khó khăn của doanh nghiệp cũng như lắng nghe các ý kiến, hiến kế quyết sách nào cho kinh tế tư nhân, động lực quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó, Chính phủ tạo môi trường đầu tư tốt hơn để phát triển, bao gồm cả việc tạo thị trường mới, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, để chính sách của Chính phủ sát với thực tiễn hơn.

Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách an sinh xã hội rất tốt. “Chúng ta có đầy đủ bệnh viện dã chiến, các phương tiện, thiết bị cần thiết để chữa trị cho người dân, cho người cách ly. Tôi đã tuyên bố bảo đảm hàng hóa, nhu yếu phẩm, lương thực cho nhân dân, không để thiếu hàng, tăng giá. Quý vị cũng phải đóng góp cho vấn đề này”, Thủ tướng cho biết ông vừa điện cho lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị tập trung cứu chữa cho bệnh nhân COVID-19, để không có người tử vong.

Bên cạnh đó, chúng ta có chế độ cho người cách ly y tế, “bộ đội nhường doanh trại, đi mua tivi cho mọi người xem, hằng ngày mang cơm tới, không quá sung túc nhưng không để thiếu thốn”.

Thủ tướng cho biết đã nhận được được một số thông tin cho rằng một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ sớm phục hồi sản xuất rất nhanh, do đó Việt Nam phải đón bắt thời cơ này, “như chiếc lò xo bị nén lại, chúng ta phải chuẩn bị tâm thế vươn lên, biến nguy cơ thành thời cơ”.

“Chúng ta phải có thắng lợi kép, vừa chống dịch thành công, vừa giữ vững kinh tế-xã hội, chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển”, Thủ tướng nói. “Qua cuộc gặp này, Chính phủ muốn chuyển tình cảm, chia sẻ, trăn trở cùng doanh nghiệp để chúng ta cùng tiến bước trong giai đoạn kết”.

Trước đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng vừa có báo cáo khảo sát ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo này dựa trên khảo sát 1.200 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Theo khảo sát, dịch COVID-19 tác động rất nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm hơn 60%, doanh thu giảm từ 20-50% chiếm gần 29%. Chỉ 1,8% số doanh nghiệp được hỏi nhận được tác động tích cực lên doanh thu do dịch bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh, Thủ tướng cũng từng yêu cầu các bộ ngành phải thực hiện mục tiêu kép, nghĩa là vừa chống dịch thành công, vừa đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,8%. Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng phụ thuộc vào thời điểm kết thúc dịch. Theo kịch bản 1, nếu dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý 1, ước tính GDP năm nay tăng 6,27%, thấp hơn 0,53% so với Nghị quyết 01. Trong đó quý 1 tăng 3,8%; quý 2 tăng 6,55%; quý 3 tăng 7,07% và quý 4 tăng 6,81%.

Với kịch bản 2, nếu dịch được khống chế trong quý 2, ước tính GDP tăng 6,09% so với năm trước (thấp hơn 0,71% so với Nghị quyết 01). Trong đó quý 1, GDP tăng 3,8%; quý 2 tăng 5,81%; quý 3 tăng 7,05% và quý 4 tăng 6,81%.

Lam Thanh

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng chỉ đạo: Phải vừa chống dịch thành công, vừa giữ vững kinh tế