Thành phố Thủ Đức sẽ là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất trong cả nước có Phòng Khoa học - Công nghệ.

Thủ tướng đồng ý cho TP Thủ Đức lập phòng Khoa học - Công nghệ: Độc nhất cả nước!

P.V | 09/03/2021, 17:48

Thành phố Thủ Đức sẽ là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất trong cả nước có Phòng Khoa học - Công nghệ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đồng ý thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ thuộc UBND thành phố Thủ Đức.

Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm 8.3, việc này được thống nhất trên cơ sở đề xuất của Bộ Nội vụ và TP.HCM. Qua đó, thành phố Thủ Đức là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất cả nước có Phòng Khoa học - Công nghệ, nhằm phù hợp vị trí, vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong tương lai.

Hiện UBND thành phố Thủ Đức có 12 phòng, ban chuyên môn, gồm: Văn phòng UBND; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính - Kế hoạch; Văn hóa - Thông tin; Quản lý đô thị; Kinh tế - Khoa học và Công nghệ; Y tế; Tài nguyên - Môi trường; Thanh tra; Tư pháp. Số lượng cấp phó các phòng ban chuyên môn của UBND thành phố Thủ Đức được thống nhất không quá 3 người

Cơ cấu tổ chức, số lượng Phó chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và quyền lập cơ quan chuyên môn của UBND TP Thủ Đức thực hiện theo Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Về lâu dài, căn cứ đặc điểm, quy mô, vị trí của thành phố Thủ Đức, UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện để thành phố phát triển thuận lợi.

Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM được thành lập theo Nghị quyết 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức.

Rộng hơn 211 km2 và khoảng 1 triệu người, thành phố Thủ Đức dự kiến góp 30% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP.HCM và 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước.

Thủ Đức được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới cho TP.HCM và vùng trọng điểm kinh tế phía nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng đồng ý cho TP Thủ Đức lập phòng Khoa học - Công nghệ: Độc nhất cả nước!