Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam mong muốn và khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư gắn với tăng trưởng xanh, các dự án hợp tác phát triển công nghiệp hóa Việt Nam-Nhật Bản, phát triển hạ tầng chất lượng cao, dự án PPP, dịch vụ chất lượng cao...

Thủ tướng: 'Mong Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam'

Trí Lâm | 17/01/2017, 15:48

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam mong muốn và khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư gắn với tăng trưởng xanh, các dự án hợp tác phát triển công nghiệp hóa Việt Nam-Nhật Bản, phát triển hạ tầng chất lượng cao, dự án PPP, dịch vụ chất lượng cao...

Sáng 17.1, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản tham dự một cuộc tọa đàm doanh nghiệp của hai nước.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam, quốc gia đầu tư nước ngoài đứng thứ 2, có lượng khách du lịch xếp thứ 3 và là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam.

Theo thủ tướng, từ năm 2016, Việt Nam đã thu hút thêm 2 tỉ USD từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, đưa tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đạt 42 tỉ USD. Nhật Bản đứng thứ 2 trong 142 quốc gia, nền kinh tế đầu tư FDI vào Việt Nam.

“Chính đội ngũ này là những bông hoa đẹp, đóng góp quý báu vào việc tăng cường mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện phát triển bền vững, lâu dài Việt Nam-Nhật Bản”, Thủ tướng nói.

Để có được kết quả này, Thủ tướng cho rằng Việt Nam có một nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng, hệ thống pháp luật tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, kinh doanh. Việt Nam cũng là quốc gia có kinh tế vĩ mô và chính trị xã hội ổn định; Chính phủ Việt Nam tích cực, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Năm 2017, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu vào tốp đầu các quốc gia ASEAN về môi trường đầu tư.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Việt Nam mong Nhật Bản sẽ là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, chứ không phải nước nào khác”.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam mong muốn và khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư gắn với tăng trưởng xanh, các dự án hợp tác phát triển công nghiệp hóa Việt Nam-Nhật Bản, phát triển hạ tầng chất lượng cao, dự án PPP, dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, du lịch; nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp chế tạo, đặc biệt là tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp.

Tại tọa đàm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh, hai bên Việt – Nhật đã nhất trí mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

“Hiện ASEAN là trung tâm tăng trưởng của thế giới và Việt Nam nằm ở trung tâm đó. Hiện có hơn 1.600 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trên địa bàn Việt Nam và góp phần với tiến trình phát triển của Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ”, Thủ tướng Nhật Bản nói.

Thủ tướng Shinzo Abe cũng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, quan tâm, lắng nghe các doanh nghiệp Nhật Bản, với thế mạnh về công nghệ cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng Abe khẳng định doanh nghiệp Nhật Bản luôn mong muốn đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ cao và đào tạo nhân lực; bày tỏ tin tưởng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục hoạt động lâu dài, vững chắc, hợp tác tích cực hơn nữa với các đối tác của Việt Nam.

“Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam”, Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh.

Tại cuộc họp báo chung của 2 nhà lãnh đạo diễn ra vào ngày 16.1, Thủ tướng Shinzo Abe cho hay, Nhật Bản sẽ chú trọng hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam, quy mô đã ký kết trong năm tài khóa này cho đến nay lên đến 130 tỉ yen. Thủ tướng Shinzo Abe thông báo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc tạo ra một cơ hội thương mại trị giá 120 tỉ yen thông qua dự án vốn vay mới trong đó có cả hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cùng với đó, hai nước nhất trí về tầm quan trọngthúc đẩy các thể chế thương mại tự do như hiệp định TPP và RCEPT. Lê Nhật Bản và thanh long ruột đỏ của Việt Nam được cho phép nhập khẩu là thành tựu rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp 2 nước coi trọng

Trong chuyến thăm này của Thủ tướng Nhật, hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến việc ký kết 7 văn kiện hợp tác. Đó là Công hàm trao đổi ODA vốn vay cho Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ 7 (trị giá 10 tỉ yen); Công hàm trao đổi cho Dự án viện trợ không hoàn lại cho Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cung cấp trang thiết bị tăng cường năng lực bảo đảm an ninh đường thủy (trị giá 300 triệu yen); Hiệp định vay ODA cho Dự án Quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh (trị giá 11 tỉ yen); Hiệp định vay ODA cho Dự án Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ 7 (trị giá 10 tỉ yen); Thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Công ty Dệt may Itochu, thuộc Tập đoàn Itochu Nhật Bản; Thỏa thuận đầu tư dự án nhiệt điện Vũng Áng 2.

Hoài Phong
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: 'Mong Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam'