Sáng 23.3, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch địa phương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch của tỉnh.
Theo dòng thời sự

Thủ tướng: Vĩnh Long cần khai thác những lợi thế khác biệt, hiếm có để phát triển

Văn Kim Khanh 23/03/2024 15:55

Sáng 23.3, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch địa phương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch của tỉnh.

Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Vĩnh Long và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

ttvl-2.jpg
Thủ tướng thăm gian hàng sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Ảnh: CK

Tại hội nghị, Vĩnh Long công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-TTg ngày 31.12.2023; cung cấp những thông tin cơ bản, tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh; mời gọi thu hút các nguồn lực đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, quy hoạch tỉnh Vĩnh Long được công bố hôm nay là cơ sở để tỉnh thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; hướng tới đưa Vĩnh Long trở thành tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, là một trong những trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL…Lãnh đạo Vĩnh Long cam kết sẽ thực hiện nghiêm các quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Cùng với đó, địa phương sẽ nỗ lực để xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, đồng hành cùng doanh nghiệp.

ttvl-3.jpg
Thủ tướng trao đổi về quy hoạch tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: CK

Theo quy hoạch mới, mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái; một trong những trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết nối thông suốt với các địa phương trong vùng ĐBSCL.

Tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Long là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu; các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa được bảo tồn, tôn tạo và phát huy; quốc phòng và an ninh được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

tt-vl-8.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: CP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc thực hiện quy hoạch không cầu toàn nhưng cũng không nóng vội, luôn bám sát thực tiễn, điều kiện thực tế của địa phương để điều chỉnh cho phù hợp. Qua đó phát huy tối đa hiệu quả, các nguồn lực sẵn có. “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng quy hoạch tỉnh Vĩnh Long đã được xác định rõ, đưa ra được những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn… Vĩnh Long là nơi hội tụ các yếu tố của vùng ĐBSCL, vựa lúa, trái cây, thủy sản, tất cả đều có ở Vĩnh Long.

“Với vị trí tiếp giáp với 7 tỉnh, là trung tâm vùng, được bao quanh bởi sông Tiền và sông Hậu, là vùng đất hiền hòa, trù phú; có đường cao tốc, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Là nơi địa linh nhân kiệt, truyền thống cách mạng hào hùng; nơi có văn hóa gạch gốm Mang Thít… Đó là những nét khác biệt và hiếm có mà Vĩnh Long cần khai thác, phát huy”, Thủ tướng nói.

Dù vậy, Vĩnh Long và các địa phương trong khu vực đang đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, sụt lún, sạt lở, khô hạn, xâm nhập mặn… Bên cạnh đó, địa phương chưa có trung tâm công nghiệp lớn; hạn chế về thương mại, dịch vụ trong chuỗi cung ứng với cả nước, khu vực và thế giới…

Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý tỉnh Vĩnh Long cần phát triển bằng thế mạnh nhìn thấy trước, phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp bằng các trung tâm sản xuất, chế biến liên kết với tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí logistics. Đi liền với đó là hoàn thiện hạ tầng chiến lược, đào tạo nhân lực chất lượng cao; tăng trưởng xanh chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn. Địa phương cũng cần lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có môi trường kinh doanh tốt để thu hút nhà đầu tư.

tt-vl-9.jpg
Trao quyết định đầu tư cho các đại diện doanh nghiệp - Ảnh: VL

Thủ tướng cũng lưu ý, các nhà đầu tư đến với vùng ĐBSCL cũng như Vĩnh Long bằng trách nhiệm, chia sẻ, cùng hành động, cùng thắng và cùng phát triển.

Thủ tướng giao các bộ ngành cắt giảm thủ tục hành chính, giải quyết các đề xuất của tỉnh kịp thời, hiệu quả, không để chạy ra chạy vào; giải quyết kịp thời các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

“Cam kết phải thực hiện, hứa phải làm, làm phải có sản phẩm cân đong đo đếm được, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, lợi ích hài hòa - rủi ro chia sẻ. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, không chần chừ, do dự, có trọng tâm trọng điểm”, Thủ tướng nói thêm.

Người đứng đầu Chính phủ tin tưởng tỉnh Vĩnh Long sẽ phát triển theo tư duy đổi mới, sớm trở thành tỉnh phát triển khá, cùng ĐBSCL và cả nước ngày càng phát triển.

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác cho đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư với tổng vốn cam kết hơn 19.600 tỉ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Vĩnh Long cần khai thác những lợi thế khác biệt, hiếm có để phát triển