Các mảnh vỡ từ vụ va chạm vũ trụ với tàu DART của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khiến tiểu hành tinh Dimorphos có vệt đuôi dài.

Tiểu hành tinh bị tàu vũ trụ NASA đâm trúng đã 'mọc đuôi'

Hoàng Vũ | 04/10/2022, 15:32

Các mảnh vỡ từ vụ va chạm vũ trụ với tàu DART của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khiến tiểu hành tinh Dimorphos có vệt đuôi dài.

Theo CNET, ngay sau khi NASA đâm tàu vũ trụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) vào tiểu hành tinh Dimorphos, các kính viễn vọng quan sát trong không gian và trên Trái Đất đã phát hiện cột bụi và mảnh vỡ mà giới thiên văn học gọi là ejecta (thuật ngữ này đề cập đến các hạt bao gồm các vật liệu pyroclastic phát ra từ vụ nổ núi lửa và lỗ thông núi lửa phun trào magma, hoặc miệng núi lửa).

Những quan sát tiếp theo cho thấy bụi bị gió mặt trời cuốn xa khỏi tiểu hành tinh, tạo ra vệt đuôi tương tự như đuôi sao chổi.

mo-phong.png
Hình ảnh mô phỏng sứ mệnh thử nghiệm bảo vệ hành tinh DART của NASA - Ảnh: NASA

Sứ mệnh thử nghiệm bảo vệ hành tinh DART của NASA có mục đích kiểm tra liệu phóng tàu vũ trụ tự động vào một vật thể từ Trái Đất có thể tác động tới quỹ đạo của nó hay không. Một sứ mệnh tương tự trong tương lai sẽ giúp hành tinh của chúng ta tránh các tác động nghiêm trọng khi chạm trán với tiểu hành tinh hoặc sao chổi nguy hiểm.

May mắn thay, Dimorphos không gây ra bất kỳ đe dọa đối với Trái Đất (và trên thực tế, không có vật thể gần Trái đất nào hiện được coi là mối nguy hiểm đáng kể). Song có nhiều tiểu hành tinh và thiên thạch khác mà chúng ta chưa phát hiện hoặc theo dõi, vì vậy dữ liệu thu được từ sứ mệnh DART có thể cung cấp thông tin hữu ích.

Được biết sứ mệnh DART được thực hiện hôm 26.9 và trong vòng hai ngày, các kính viễn vọng trên mặt đất có thể dễ dàng quan sát vệt đuôi rõ nét của Dimorphos sau vụ va chạm.

Nhà thiên văn học Teddy Kareta đến từ Đài quan sát Lowell ở Arizona (Mỹ) và Matthew Knight ở Viện hàn lâm hải quân Mỹ hôm 28.9 đã sử dụng kính viễn vọng Nghiên cứu vật lý thiên văn phía nam (SOAR) ở Chile để quan sát Dimorphos. Theo tính toán, chiếc đuôi của Dimorphos dài ít nhất 10.000km.

vet-duoi.png
Chiếc đuôi của tiểu hành tinh Dimorphos được quan sát bằng kính viễn vọng SOAR - Ảnh: CNET

"Thật đáng kinh ngạc khi chúng tôi có thể nắm bắt được cấu trúc và các tác động liên quan trong vài ngày sau va chạm", Kareta cho biết với CNET.

Các quan sát tiếp theo được thực hiện bởi nhiều nhà thiên văn học khác sẽ góp phần tạo ra bức tranh chi tiết hơn tác động của DART trong vài tuần tới, bao gồm lượng vật chất bắn ra từ tiểu hành tinh và thiên thể cấu tạo nhiều hơn từ các khối đất đá lớn hay bụi mịn.

Giới thiên văn học hy vọng tất cả dữ liệu sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn cho bất kỳ kế hoạch chuyển hướng vật thể không gian nguy hiểm nào có khả năng va chạm với Trái Đất trong tương lai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiểu hành tinh bị tàu vũ trụ NASA đâm trúng đã 'mọc đuôi'