Được học tập và sinh sống tại Mỹ là ước mơ của nhiều bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Vậy hệ thống giáo dục Mỹ được xây dựng như thế nào? Loạt bài sau sẽ giới thiệu đến bạn đọc đôi nét cơ bản từ kinh nghiệm của những du học sinh Việt Nam đã và đang thành công tại Mỹ

Tìm hiểu hệ thống giáo dục Mỹ (Kỳ 1)

04/05/2015, 15:43

Được học tập và sinh sống tại Mỹ là ước mơ của nhiều bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Vậy hệ thống giáo dục Mỹ được xây dựng như thế nào? Loạt bài sau sẽ giới thiệu đến bạn đọc đôi nét cơ bản từ kinh nghiệm của những du học sinh Việt Nam đã và đang thành công tại Mỹ

Được học tập và sinh sống tại Mỹ là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Theo một số liệu thống kê gần đây, có khoảng 16.098 du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Số lượng ngày càng gia tăng của du học sinh tại Mỹ góp phần tạo nên một nhu cầu lớn về thong tin, đời sống, giáo dục và xã hội Hoa Kỳ. Mục đích của bài viết này là góp phần cung cấp thêm những thông tin cần thiết để cho các bạn trẻ đang có kế hoạch hoặc sắp sửa đi du học hay định cư tại Hoa Kỳ có thể chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập, định hướng nghề nghiệp, cũng như hội nhận văn hóa cuộc sống tại Hoa Kỳ. Trước khi đề cập đến những phương án, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát về giáo dục Hoa Kỳ. Trong bài viết này tác giả lấy hệ thống giáo dục ở tiểu bang California làm điển hình. Hệ thống giáo dục ở những tiểu bang khác tuy có những điểm khác biệt nhưng cũng được xây dựng với một mô hình tương đương như ở tiểu bang California.

Mô hình kim tự tháp là cách đơn giản nhất để hình dung hệ thống giáo dục tại California cũng như tại Mỹ. Ở đáy của kim tự tháp là tấm bằng phân loại cử nhân cao đẳng AA/AS (Assocciate Degree in Arts or Sciences), bậc kế tiếp là tấm bằng phân loại cử nhân đại học BA/BS (Bacherlor of Arts or Science). Sau khi hoàn thành bằng BA hoặc BS các bạn có thể lưa chọn đi làm hoặc tiếp tục đi học. Nếu lựa chọn phương án đi học tiếp, các bạn có thể học tiếp để lấy bằng Thạc Sỹ MA hoặc MS (Master’s Degree in Arts or Sciences). Một điều ít người biết đó là với tấm bằng BA/BS trong tay, các bạn có thể học tiếp chương trình đào tạo tiến sỹ (Doctor philosophy) hoặc học những ngành về y dược (Pharmacy/Dentistry/Medial School) hoặc luật (Juris Doctor). Nhiều người vẫn nghĩ rằng để học tiến sỹ phải lấy bằng thạc sỹ trước, nhưng điều ày không cần thiết trong hệ thống giáo dục tại Mỹ. Một điều quan trọng không kém là để được học những ngành những ngành như y, dược, và luật, các bạn cần phải có ít nhất là bằng cử nhân đại học. Tại Mỹ, không có một chương trình nào đào tạo trực tiếp bác sỹ, dược sỹ hay luật sư như ở Việt Nam. Trong bài viết tôi xin giải thích những loại bằng cấp và cơ hội nghề nghiệp cho các loại bằng cấp này.

Associate Degrees (Bằng liên thông)

Tấm bằng AA hoặc AS ( lưu ý rằng các bạn có thể chọn chuyên ngành (major) khi học cao đẳng,AA/AS) được cấp bởi hệ thống trường cao đẳng. Hệ thống trường cao đẳng bao gồm cả trường công lập (community colleges) hoặc trường dạy nghề (technica/trade/career-oriented colleges). Trước hết chúng tôi xin giải thích hệ thống trường công lập.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, một bộ phận lớn người Việt tại Mỹ và cả tại Việt Nam có thành kiến không tốt về hệ thống trường cao đẳng cộng đồng. Một phần vì các tên “cao đẳng” gắn liền với hệ thống trường cao đẳng tại Việt Nam làm cho người nghe có những ý kiến không chính xác. Một phần vì phụ huynh, đặc biệt là người dân Châu Á, thích được cho con em mình học ở những trường có tên tuổi. Bài viết này không bình luậ về vấn đề trên mà chỉ giải thích vì sao hệ thống cao đẳng cộng đồng tồn tại. Trước hết để hoàn thành tấm bằng đại học bốn năm sinh viên cần hoàn thành hai phần, phần kiến thức chung (General Education/GE) bao gồm những môn như lịch sử nước Mỹ, toán đại số, triết học.. và phần kiến thức chuyên môn (major). Mỗi phần tốn khoảng 2 năm tùy theo ngành nghề. Sinh viên có thể chọn hoàn thành cả 2 phần ở trường đại học bốn năm (four-year university) hoặc có thể hoàn thành GE ở trường cao đẳng cộng đồng rồi chuyển tiếp (transfer) lên trường đại học bốn năm để hoàn thành phần học về chuyên môn. Điểm lợi của phương án chuyển tiếp này là:
1 Tiết kiệm chi phí:
Người nhập cư có thu nhập thấp thường được chính phủ hỗ trợ tiền học phí (financial aid). Vì trường đại học bốn năm thường có chi phí cao gấp đôi hoặc gấp ba bốn lần trường cao đẳng cộng đồng. Nếu sinh viên chọn học trường bốn năm ngay từ đầu thì rất có thể phải mượn them tiền học (student loan). Mức phí mượn tiền trung bình của sinh viên Mỹ cho việc học là khoảng trên 20.000USD. Điềy này có nghĩa là một sinh viên học chuyển tiếp từ community college lên four-year university sẽ không chịu nhiều gánh nẵng học phí trong khi vẫn được nhận tấm bằng đại học bốn năm.

2. Không cần thi SAT và TOEFL: Để vào đại học bốn năm các bạn phải thi SAT (Scholarly Aptitude Test) và phải đáp ứng yêu cầu về ngôn ngữ ( ví dụ như TOEFL). Trong khi để học ở trường cao đẳng, các bạn chỉ cần thi môn Anh văn và toán. Nếu trình độ Anh văn thấp thì có thể học từ từ, từng lớp một, cho đến khi vững vàng rồi có thể hoàn thành những môn học GE.
3. Được chuẩn bị kỹ hơn về mặt văn phạm cũng như cách học tại Mỹ: Ở community college, sỉ số lớp học không quá đông (trung bình dưới 100 người), cho nên các bạn có thể trao đổi trực tiếp hoặc được sự giúp đỡ trực tiếp từ giáo viên. Ở trường đại học lớn, các bạn phải dành nhiều thời gian tự học hơn vì thầy cô bận các công việc nghiên cứu. Cho nên nếu bạn nào chưa đủ tự tin vào khả năng hay cách học của mình, làm quen với môi trường ở cao đẳng cộng đồng sẽ chuẩn bị tốt hơn cho việc học chuyên ngành.
4. Tại bang California vừa thông qua một dự luật các bạn học tại cao đẳng cộng đồng được bảo đảm một suất chuyển lên trường đại học bốn năm (sau khi hoàn thành 2 năm đầu).
5. Một điều ít người biết nửa là ở các trường cao đẳng cộng đồng có hệ thống đào tạo nghề (Career Technical Education). Một số ngành nghề phổ biến và có cơ hội việc làm tương đối tốt như là Pharmacy Technician (tương đương trung cấp dược ở Việt Nam), Physical Therapy Assistant ( trợ lý vật lý trị liệu), hoặc là Dental Hygiene (phụ tá nha). Những ngành nghề này có cơ hội việc làm tốt và lương căn bản tương đối tốt (15-30USD/giờ). Điều thú vị là lương của một số ngành nghề này còn cao hơn cả ngành nghề đòi hỏi bằng đại học bốn năm. Vì vậy nếu các bạn có động lực, thích khám phá, và có kế hoạch học tập tốt các bạn sẽ có cơ hội vừa hoàn thành 2 năm học GE rôì chuyển tiếp lên đại học bốn năm để học tiếp ngành mình thích. Bên cạnh đó bạn cũng được đào tạo một nghề khác để có thể đeo đuổi trong tương lai.

Tuy nhiên, việc lựa chọn cao đẳng cộng đồng cũng có một số bất lợi như sau:
1 Ít cơ hội được học chuyên sâu và nghiên cứu những vấn đề mình yêu thích. Mục đích của cao đẳng cộng đồng là chuẩn bị cho sinh viên chuyển tiếp lên đại học bốn năm nên bạn nào thấy khả năng hoc của mình tốt và muốn trực tiếp nghiên cứu những vấn đề mới mẻ và học hỏi làm việc với những giáo sư đầu ngành thì cao đẳng cộng đồng không phải là một sự lựa chọn tốt. Dù sao đi nữa, khi học ở đại học 4 năm từ đầu thì bạn cũng phải hoàn tất chương trình GE kể trên.
2 Hoàn thành thủ tục chuyển tiếp có thể là một trở ngại. Sau khi hoàn thành những môn GE với điểm số tốt tại cao đẳng cộng đồng, bạn có thể chuyển tiếp lên đại học bốn năm. Để hoàn thành điều này, bạn cần phải hoàn tât một số thủ tục giấy tờ. Một số sinh viên lo ngại điều này có thể làm họ lỡ cơ hội vào đại học mà họ mong muốn, nhưng tất cả các trường cao đẳng cộng đồng đều có dịch vụ hỗ trợ sinh viện cho việc này. Một điều cần lưu ý nữa là trường cao đẳng nào có nhiều sinh viên chuyển tiếp thành công thì sẽ nhận được nhiều trợ cấp từ tiểu bang. Cho nên các trường cao đẳng cộng đồng có động lực để thúc đẩy sinh viên của họ chuyển tiếp thành công.

Về hệ thống trường dân lập (Tech/trade/career-Oriented College), các trường này nếu được bộ giáo dục Mỹ cho phép cũng được cấp bằng AA hoặc AS. Điểm khác biệt lớn nhất giữa những trường này với trường cao đẳng cộng đồng là học phí. Chi phí tại những trường tư thục này có thể gấp đôi hoặc gấp ba lần chi phí học ở cao đẳng cộng đồng. Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn có được một công việc tốt ngay sau khi tốt nghiệp cao đẳng, những trường cao đẳng tư thục này có thể là một lựa chọn không tồi vì họ tập trung dạy nghề cho sinh viên (giống như những trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam). Một số người có ý nghĩ rằng học đạiọc bốn năm mới có công việc tốt. Điều này không hoàn toàn chính xác, theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh ở Mỹ, với tấm bằng nghề các bạn vẫn có thể kiếm được công việc tốt và ổn định. Hơn nữa, nếu muốn đi học tiếp để nâng cao chuyên môn (hoàn thành cử nhân đại học hay cao hơn), bạn vẫn có thể tiếp tục. Mặt khác kinh nghiệm đi làm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học chuyên môn.
Tóm lại, học cao đẳng cộng đồng có điểm lợi và hại. Chúng tôi hơi “thiên vị” sự lựa chọn học cao đẳng cộng đồng vì bản thân tác giả bài viết này từng trải qua hệ thống này. Tùy vào khả năng tài chính cũng như mục tiêu đi học, khả năng thích nghi và năng lực học tập mà các bạn nên cân nhắc khi lựa chọn hệ thống này.

Đôi nét về tác giả:
Kenneth Nguyen hiện là nghiên cứu sinh tiến sỹ năm 2 chuyên ngành Tâm lý học định lượng (quantitative Psychology) tại trường đại học Nam California (University of Southern California). Kenneth tốt nghiệp trường cao đẳng cộng đồng Santa Ana (Santa Ana College) và học đại học California tại Irvine ( University of California, Irvine) năm 2013.
Kenneth Nguyen
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm hiểu hệ thống giáo dục Mỹ (Kỳ 1)