Theo cáo trạng, bị can Phan Quốc Việt có đơn đề nghị sử dụng tiền, tài sản của mình đang bị tạm giữ, kê biên để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Tổng giám đốc Việt Á đề nghị dùng tài sản bị tạm giữ để khắc phục hậu quả

Nhã Thanh | 03/10/2023, 17:30

Theo cáo trạng, bị can Phan Quốc Việt có đơn đề nghị sử dụng tiền, tài sản của mình đang bị tạm giữ, kê biên để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Liên quan đến vụ án Việt Á, ngoài việc truy tố 38 bị can, Viện KSND tối cao cũng đề cập tới những tình tiết giảm nhẹ của các bị can và đề nghị xem xét, cân nhắc khi lượng hình.

Theo cáo trạng, cả 38 bị can đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân và đồng phạm, phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác đã được điều tra, thu thập trong hồ sơ vụ án, hợp tác tích cực với CQĐT để làm rõ bản chất vụ án.

viet-a.jpg
Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á - Ảnh: Internet

Ngoài ra, các bị can đã tự nguyện nộp tiền hoặc tác động tới gia đình nộp tiền, tài sản nhằm khắc phục hậu quả.

Cụ thể, Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) nộp 200 triệu đồng; Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH-CN) nộp 8 tỉ đồng và 8 sổ tiết kiệm trị giá 3,9 tỉ đồng; cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nộp 2,25 triệu USD.

Bị can Nguyễn Văn Trịnh nộp 4,9 tỉ đồng khắc phục hậu quả; Nguyễn Huỳnh (thư ký của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long) nộp 4 tỉ đồng…

Theo cáo trạng, bị can Phan Quốc Việt có đơn đề nghị sử dụng tiền, tài sản của mình đang bị tạm giữ, kê biên để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Viện KSND tối cao cũng ghi nhận những thành tích của các bị can Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Huỳnh, Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng KH-CN), Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng KH-CN)… trong quá trình công tác.

Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ có văn bản đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị can Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Huỳnh, Nguyễn Văn Trịnh...

phan-quoc-viet.jpeg
Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) - Ảnh: Internet

‘Chiêu’ loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Trong vụ án Công ty Việt Á, bị can Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) bị Viện KSND tối cao truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng, năm 2020, Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) đã biến kết quả nghiên cứu test xét nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y thành sản phẩm của Việt Á. Doanh nghiệp này sau đó bán sản phẩm trên địa bàn cả nước với giá cao, gây thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng.

Nội dung cáo trạng nêu rõ việc Phan Quốc Việt được sự giúp đỡ của Nguyễn Văn Trịnh. Cụ thể, tháng 2.2020, Bộ Y tế có văn bản số 465 với nội dung: “Phân công ông Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo các cơ sở y tế trên cả nước liên hệ Công ty Phù Sa để mua sinh phẩm xét nghiệm”.

Nắm được thông tin trên, Phan Quốc Việt trao đổi với bị can Nguyễn Huỳnh, khi đó là Thư ký của ông Nguyễn Thanh Long (lúc này là Thứ trưởng Bộ Y tế). Việt và Huỳnh sau đó đến gặp Nguyễn Văn Trịnh nhờ bỏ nội dung “liên hệ Công ty Phù Sa” trong văn bản 465.

Khi đó, với vai trò thư ký của Phó thủ tướng, Trịnh đã chỉnh sửa nội dung trên theo ý Phan Quốc Việt, rồi chuyển lại cho Văn phòng Bộ Y tế ban hành văn bản mới, thay thế văn bản 465 nói trên.

Cáo trạng xác định hành vi này của Nguyễn Văn Trịnh đã giúp Phan Quốc Việt loại bỏ đối thủ cạnh tranh, điều này làm có lợi cho Công ty Việt Á trong việc tiêu thụ test xét nghiệm chuẩn bị sản xuất.

Ngoài ra, cáo trạng còn thể hiện bị can Trịnh có 4 sai phạm khác khi giúp Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm test xét nghiệm dù đây là thành quả nghiên cứu của Học viện Quân y, dùng vốn Nhà nước và do Nhà nước sở hữu.

Quá trình giúp Việt Á trái quy định pháp luật, Nguyễn Văn Trịnh được Phan Quốc Việt cảm ơn 2 lần với tổng số tiền 200.000 USD (tương đương hơn 4,5 tỉ đồng).

viet-a-1181.jpg
2 cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh (giữa) và Nguyễn Thanh Long (phải) bị vướng vào vòng lao lý vì liên quan đến Việt Á -
Ảnh: Internet

Đưa hối lộ hơn 106 tỉ đồng, gây thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng

Theo cáo trạng, để tiêu thụ test xét nghiệm tại các địa phương với số lượng lớn, được thanh toán theo giá đã nâng khống, Phan Quốc Việt và nhân viên của Việt Á đã thông đồng, cấu kết với các lãnh đạo, nhân viên cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật về đấu thầu; ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá do doanh nghiệp đưa ra.

Quá trình tiêu thụ test xét nghiệm, Phan Quốc Việt chỉ đạo nhân viên tính toán và chi tiền % ngoài hợp đồng. Việt cũng chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho các lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi toàn quốc.

Cáo trạng kết luận tổng số tiền Việt đưa hối lộ là hơn 106 tỉ đồng; hành vi của Tổng giám đốc Việt Á gây thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước là hơn 402 tỉ đồng.

Bài liên quan
Vụ Việt Á: Kiến nghị Bộ KH-CN tăng cường trách nhiệm quản lý kết quả nghiên cứu
Viện KSND tối cao kiến nghị Bộ KH-CN cần tăng cường trách nhiệm quản lý kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc sở hữu nhà nước do Bộ trưởng KH-CN làm đại diện chủ sở hữu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng giám đốc Việt Á đề nghị dùng tài sản bị tạm giữ để khắc phục hậu quả