"Các đại gia công nghệ đang cạnh tranh với chính phủ các quốc gia", Tổng thống Putin cảnh báo sau khi Nga yêu cầu các công ty internet xóa các bài đăng kêu gọi biểu tình vì thủ lĩnh phe đối lập Navalny.

Tổng thống Putin: Các đại gia công nghệ Mỹ đang cạnh tranh với chính phủ các quốc gia

Nhân Hoàng | 27/01/2021, 21:00

"Các đại gia công nghệ đang cạnh tranh với chính phủ các quốc gia", Tổng thống Putin cảnh báo sau khi Nga yêu cầu các công ty internet xóa các bài đăng kêu gọi biểu tình vì thủ lĩnh phe đối lập Navalny.

Tổng thống Vladimir Putin hôm nay lên tiếng cảnh báo về ảnh hưởng của những gã công nghệ khổng lồ toàn cầu mà ông cho là đang “cạnh tranh với các chính phủ quốc gia”, sau khi Nga yêu cầu họ gỡ các bài đăng thúc đẩy các cuộc biểu tình lấy cảm hứng từ thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny.

Ông Putin nói với sự kiện trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở thị trấn Davos, Thụy Sĩ rằng các công ty công nghệ “không chỉ là gã kinh tế khổng lồ trong một số lĩnh vực mà thực tế đã cạnh tranh với nhà nước”.

"Chúng tôi chỉ thấy tất cả ở Mỹ", ông Putin nói thêm, đề cập đến cuộc bạo động ở Điện Capitol do Donald Trump kích động, dẫn đến việc Tổng thống Mỹ khi đó bị Twitter cấm tài khoản vĩnh viễn - động thái đã gây bức xúc ở một số nước châu Âu.

Bình luận của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh Nga gia tăng sức ép với hoạt động của các gã khổng lồ công nghệ nước ngoài, vốn không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước như hầu hết hãng truyền thông.

putin-cac-dai-gia-cong-nghe-my-dang-canh-tranh-voi-chinh-phu-quoc-gia.jpg
Tổng thống Putin cho rằng các đại gia công nghệ Mỹ đang cạnh tranh với chính phủ các quốc gia

Đầu tuần này, Moscow cáo buộc các nền tảng công nghệ của Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Nga trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ủng hộ Alexei Navalny.

Trước các cuộc biểu tình của Navalny, cơ quan giám sát truyền thông Roskomnadzor của Nga ra lệnh cho một số nền tảng trực tuyến, gồm cả YouTube và Instagram, xóa các bài đăng của người dùng kêu gọi tham gia biểu tình.

Vasily Piskaryov, Chủ tịch Ủy ban can thiệp nước ngoài của Quốc hội Nga, hôm nay cho biết rằng người đứng đầu chi nhánh TikTok ở Nga được mời tham gia cuộc trò chuyện.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Vasily Piskaryov nói rằng 'các câu hỏi chồng chất' về TikTok, dịch vụ chia sẻ video của Trung Quốc.

Trong những tháng gần đây, TikTok đã nổi lên như nền tảng phổ biến để giới trẻ Nga bày tỏ quan điểm chính trị của họ. Các hashtag dành riêng cho Navalny đang thịnh hành trên TikTok, thu hút hơn 1,5 tỉ lượt xem, sau khi lãnh đạo phe đối lập bị bỏ tù khi trở về Nga từ Đức.

Ông Putin hôm nay cho biết vẫn chưa rõ ranh giới giữa “doanh nghiệp toàn cầu thành công với nỗ lực kiểm soát xã hội một cách thô lỗ theo quyết định riêng của họ”.

Bình luận của ông Putin giống các nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Thủ tướng Đức - Angela Merkel, người bày tỏ lo ngại về lệnh cấm Trump của Twitter và quyền lực mà trao cho những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Trump bị Twitter đình chỉ vĩnh viễn tài khoản hôm 8.1 sau khi người ủng hộ ông gây bạo loạn tại Điện Capitol và ông tiếp tục lan truyền những tuyên bố rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 có gian lận.

Người phát ngôn Angela Merkel cho biết bà coi lệnh cấm Trump là có vấn đề, nói rằng tự do quan điểm là quyền cơ bản có tầm quan trọng hàng đầu.

"Quyền cơ bản này có thể bị can thiệp, nhưng thông qua luật pháp và trong khuôn khổ do cơ quan lập pháp xác định, không phải theo quyết định của ban quản lý các nền tảng truyền thông xã hội", phát ngôn viên bà Angela Merkel nói.

Chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) thường xuyên đụng độ với những công ty internet khổng lồ Mỹ và cáo buộc họ nắm quá nhiều quyền lực.

Ba Lan gần đây đã chuyển sang kiềm chế sức mạnh của Facebook và Twitter bằng cách vạch ra kế hoạch cho một "hội đồng tự do ngôn luận" có thể thay thế các quyết định của họ.

Các trang web truyền thông xã hội sẽ chỉ được phép cấm người dùng vi phạm luật pháp Ba Lan theo kế hoạch được nước này công bố đầu tháng 1.2021.

Bản thân ông Putin tháng trước đã ký luật mới cho phép Nga chặn hoặc hạn chế quyền truy cập vào các trang web phân biệt đối xử với phương tiện truyền thông của họ, làm dấy lên lo ngại rằng Điện Kremlin đang tìm cách áp dụng các biện pháp kiểm soát theo kiểu Trung Quốc.

Twitter dán nhãn một số hãng tin Nga là "phương tiện truyền thông liên kết với nhà nước", động thái bị Moscow chỉ trích.

Một luật khác tại Nga đưa ra khoản tiền phạt lên tới 20% doanh thu năm trước của các công ty mạng xã hội nếu liên tục không xóa nội dung bị cấm.

Ở Hungary, có những lo ngại rằng Thủ tướng cánh hữu Viktor Orban, người ủng hộ Trump cuồng nhiệt, có thể bị cấm tài khoản.

Hôm 27.1, Bộ trưởng Tư pháp Hungary - Laszlo Trochani cho biết chính phủ sẽ đề xuất một đạo luật lên Quốc hội vào mùa xuân này nhằm hạn chế quyền lực của các công ty công nghệ.

Bộ trưởng Tài chính Pháp - Bruno Le cũng bày tỏ nghi ngờ về lệnh cấm tài khoản ông Trump, nói với người Pháp rằng không nên để "đầu sỏ kỹ thuật số" tự điều chỉnh.

Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của EU, nói rằng “chúng ta cần có khả năng điều chỉnh nội dung của mạng xã hội tốt hơn”.

Không thể để quy định này được thực hiện theo các quy tắc và thủ tục do tư nhân đặt ra”, ông nói.

Bài liên quan
Ông Putin ký đạo luật cho phép ứng cử thêm 2 nhiệm kỳ, chặn Facebook, YouTube, Twitter khi cần
Tổng thống Vladimir Putin đã ký hàng loạt luật hôm 30.12, trao cho Nga quyền hạn mới để hạn chế những mạng xã hội khổng lồ Mỹ, ngăn chặn việc tiết lộ dữ liệu cá nhân các nhân viên an ninh của họ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Putin: Các đại gia công nghệ Mỹ đang cạnh tranh với chính phủ các quốc gia