Liên hoan phim Cannes lần thứ 75 đã khai mạc vào ngày 17.5 (giờ Pháp) với dàn sao lộng lẫy. Đặc biệt, sự kiện điện ảnh quốc tế lớn nhất hành tinh năm nay có sự xuất hiện của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Liên hoan phim (LHP) lần thứ 75 đã khai mạc vào ngày 17.5 với chủ đề xoay quanh cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Sự kiện điện ảnh lớn nhất hành tinh năm nay đặc biệt hơn hết vì có một bài phát biểu trực tiếp qua vệ tinh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đã kêu gọi một thế hệ nhà làm phim mới đối đầu với những kẻ độc tài như Adolf Hitler.
Ông Volodymyr Zelensky xuất hiện qua video để nhắc nhở mạnh mẽ về cuộc chiến ở đất nước của ông.
Zelenskyy, như thường lệ, ông mặc chiếc áo sơ mi màu xanh ô liu quen thuộc của mình, đã thu hút sự chú ý của khán giả và được hoan nghênh nhiệt liệt tại lễ khai mạc Cannes 2022.
Vị tổng thống Ukraine xuất hiện qua video và nói rất lâu về mối liên hệ giữa điện ảnh và thực tế. Ông nhắc đến các bộ phim như Apocalypse Now (tạm dịch: Ngày tận thế) của Francis Ford Coppola và The Great Dictator (tạm dịch: Nhà độc tài vĩ đại) của Charlie Chaplin không khác gì hoàn cảnh hiện tại của Ukraine.
Zelenskyy đã trích dẫn bài diễn văn cuối cùng của Chaplin trong The Great Dictator được phát hành vào năm 1940 - những ngày đầu của Thế chiến thứ hai, rằng: “Sự căm ghét của con người sẽ qua đi, và những kẻ độc tài cũng chết đi. Quyền lực mà họ lấy từ người dân sẽ trở lại với người dân".
Tổng thống Ukraine đã thúc giục các nhà làm phim không “im lặng” trong khi đã có hàng trăm người chết ở Ukraine - cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, và nói rằng "Điện ảnh luôn đứng về phía tự do”.
"Điện ảnh sẽ im lặng hay lên tiếng? Chúng ta cần một Chaplin mới để chứng minh rằng điện ảnh ngày nay không câm lặng", ông Zelensky nói qua video trước nhiều người tại lễ khai mạc LHP quốc tế Cannes năm nay.
Bên cạnh sự xuất hiện của vị Tổng thống Ukraine, LHP Cannes năm nay còn cấm những người Nga có quan hệ với chính phủ đến tham dự.
Ngoài ra, một số bộ phim của các nhà làm phim nổi tiếng người Ukraine, bao gồm phim tài liệu The Natural History of Destruction (tạm dịch: Lịch sử tự nhiên của sự hủy diệt) của Sergei Loznitsa. Cảnh quay của nhà làm phim người Lithuania Mantas Kvedaravičius trước khi anh bị chết ở Mariupol vào tháng 4 cũng sẽ được trình chiếu bởi vị hôn thê của mình.
Ngay cả Final Cut, bộ phim mới nhất của nhà làm phim The Artist Hazanavicius, cũng được đổi tên từ tựa ban đầu có mang chữ “Z”, bởi những người biểu tình phản đối cuộc chiến của Nga ở Ukraine lưu ý rằng, chữ Z tượng trưng cho sự ủng hộ của Nga đối với cuộc chiến ở Ukraine.