Ngày 30.9, hàng loạt tuyến đường, khu dân cư, con hẻm,… đã được dỡ bỏ các chốt phong tỏa và rào chắn. TP.HCM chính thức “mở cửa” nhiều hoạt động và bước vào trạng thái "bình thường mới".

TP.HCM: Hàng loạt rào chắn được gỡ bỏ trước giờ nới lỏng giãn cách

Bài và ảnh: Hồ Đông | 30/09/2021, 15:22

Ngày 30.9, hàng loạt tuyến đường, khu dân cư, con hẻm,… đã được dỡ bỏ các chốt phong tỏa và rào chắn. TP.HCM chính thức “mở cửa” nhiều hoạt động và bước vào trạng thái "bình thường mới".

Ngày 30.9, theo ghi nhận của Một Thế Giới, nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM đang tiến hành tháo dỡ một số hàng rào, chốt chặn tại khu vực phường, xã. Hầu hết các tuyến đường, hẻm vào các khu dân cư tại quận Bình Thạnh, quận 10, quận 6... các rào chắn bằng sắt, kẽm gai đã bắt đầu được tháo dỡ.

Trên nhiều tuyến đường lớn như Cộng Hòa, Trường Chinh (quận Tân Bình), Nguyễn Trãi, Nguyễn Biểu, Tản Đà (quận 5), Ngô Gia Tự (quận 10)... hệ thống rào chắn cũng đang được lực lượng chức năng gỡ bỏ.

Tuy nhiên, một số khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao vẫn được kiểm soát nghiêm. Các chốt kiểm soát COVID-19 tại tuyến liên quận vẫn được triển khai, xử lý theo đúng chỉ đạo của thành phố.

Đáng chú ý, nhiều người dân tại các khu dân cư ở nhiều quận huyện và lực lượng shipper bày tỏ sự vui mừng khi cơ quan chức năng TP.HCM tháo bớt các chốt chặn hẻm, khu dân cư cũng như các tuyến đường lớn.

Trước đó, trong sáng 30.9, lãnh đạo TP.HCM đã thông báo việc mở cửa sau 4 tháng thực hiện giãn cách theo nhiều cấp độ khác nhau.

Theo đó, Phó chủ tịch UBND Lê Hòa Bình cho biết, TP.HCM tiếp tục kiểm soát dịch toàn thành phố, kéo số ca tử vong xuống thấp, tăng cường hệ thống y tế, từng bước khôi phục kinh tế, đưa sinh hoạt người dân sang trạng thái bình thường mới.

Thành phố nối lại các chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, không phát sinh thêm thủ tục. Tuy nhiên, TP.HCM không mở cửa ồ ạt mà triển khai từng bước an toàn, theo lộ trình, mở cửa đến đâu đảm bảo an toàn đến đó.

Phó giám đốc Công an TP.HCM Nguyễn Sỹ Quang cũng thông tin thành phố sẽ gỡ hết các chốt trong nội thành nhưng vẫn duy trì các chốt giáp ranh để kiểm soát dịch sau 30.9. Mặt khác công an vẫn duy trì các chốt kiểm tra lưu động và có cách kiểm tra tùy theo tình hình từng địa bàn quận huyện.

Dưới đây là hình ảnh PV Một Thế Giới ghi nhận trong chiều 30.9:

thao-go-rao-chan-9.jpg
Từ ngày 1.10, TP.HCM duy trì 12 chốt kiểm soát ở cửa ngõ thành phố. Lực lượng tại chốt kiểm soát tiếp tục kiểm tra xe và người bằng mã QR. Còn các chốt kiểm soát trong nội đô sẽ được tháo bỏ
thao-go-rao-chan-13.jpg
Hàng rào bằng thép gai, dây, giàn giáo... được dựng lên làm rào chắn ở các tuyến đường, con hẻm tại TP.HCM được bộ đội gỡ bỏ
tphcm-thao-go-rao-chan-6.jpg
Lực lượng chức năng tháo gỡ rào chắn tại các khu phố, con hẻm và một số tuyến đường
tphcm-thao-go-rao-chan-7.jpg
Nhiều tấm bảng tuyên truyền, được đặt ngay các chốt chống dịch cũng được gỡ bỏ
tphcm-thao-go-rao-chan-8.jpg
Một hàng rào sắt được lực lượng chức năng tháo gỡ
tphcm-thao-go-rao-chan-9.jpg
Bộ đội, lực lượng dân phòng tháo rào chắn tại một khu vực trên địa bàn quận Bình Thạnh
thao-go-rao-chan-12.jpg
Các chốt kiểm soát phòng chống dịch tại khu vực "vùng xanh" được gỡ bỏ hoàn toàn, còn "vùng đỏ" vẫn đang được duy trì
thao-go-chot-chan-16.jpg
Hình ảnh lực lượng chắc năng tháo gỡ các hàng rào sắt xuất hiện tại nhiều quận huyện trên địa bàn TP.HCM trong ngày 30.9
tphcm-thao-go-rao-chan-2.jpg
Chốt chặn tại một số tuyến đường lớn cũng được gỡ bỏ
tphcm-thao-go-rao-chan-4.jpg
Việc tháo dỡ rào chắn không chỉ gỡ bỏ sự bất tiện trong đi lại mà còn “tháo” được tâm lý nặng nề của người dân sau thời gian dài thực hiện giãn cách căng thẳng
thao-go-rao-chan-14.jpg
Người dân thu dọn vệ sinh tuyến hẻm sau khi tháo dỡ các chốt chặn
Bài liên quan
TP.HCM: Người dưới 18 tuổi chưa nên ra đường sau 30.9
Theo chính quyền TP, mở cửa theo lộ trình nên các em dưới 18 tuổi không học tại trường mà học trực tuyến, nếu không có việc cần thiết không nên ra đường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Hàng loạt rào chắn được gỡ bỏ trước giờ nới lỏng giãn cách