Không phát sinh thêm biên chế mà còn giảm, trong khi công tác quản lý hiệu quả hơn thể hiện qua số vụ vi phạm an toàn thực phẩm giảm về cả số lượng và chất lượng. Điều này chứng minh mô hình thí điểm về cơ bản đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

TP.HCM: Mô hình thí điểm Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã đạt yêu cầu

Hồ Quang | 15/07/2022, 15:53

Không phát sinh thêm biên chế mà còn giảm, trong khi công tác quản lý hiệu quả hơn thể hiện qua số vụ vi phạm an toàn thực phẩm giảm về cả số lượng và chất lượng. Điều này chứng minh mô hình thí điểm về cơ bản đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã nhấn mạnh như thế tại Hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM diễn ra sáng nay 15.7.

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, nhất là đối với một đô thị đặc biệt như TP.HCM, nơi tiêu thụ cũng như trung tâm luân chuyển một lượng lớn thực phẩm hằng ngày thì việc bảo đảm an toàn thực phẩm là nội dung được quan tâm hàng đầu.

pho-chu-tich-ubndtphcm-mo-hinh-thi-diem-ban-qlattp-da-dat-muc-tieu-de-ra-hinh-anh(1).png
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức phát biểu tại hội nghị - Ảnh: PV

Trước khi thí điểm Ban Quản lý an toàn thực phẩm (QLATTP), việc quản lý an toàn thực phẩm tại TP.HCM được chia ra cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Điều này đã xuất hiện một số bất cập, do đó TP.HCM đã đặt vấn đề thí điểm cơ quan quản lý nhà nước duy nhất để thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Trong 6 năm thí điểm Ban QLATTP, chúng ta có thể thấy những điểm sáng, đó là việc quản lý được tập trung hơn, không phát sinh thêm biên chế mà ngược lại theo thống kê, số lượng cán bộ công chức, viên chức giảm liên tục suốt 6 năm qua. Từ hơn 400 cán bộ công chức, viên chức lúc đầu, đến nay chỉ còn hơn 300, giảm khoảng 15%.

Trong khi đó, công tác quản lý lại hiệu quả hơn thể hiện qua số vụ vi phạm an toàn thực phẩm giảm về cả số lượng và mức độ. Điều này chứng minh mô hình thí điểm về cơ bản đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra”, ông Đức nhấn mạnh.

Sau 2 chu kỳ thí điểm Ban QLATTP, TP.HCM mong muốn Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chính thức hóa mô hình này để tổ chức Ban QLATTP một cách chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, chính thức hơn.

Về hoạt động trong thời gian tới, ông Đức đề nghị lãnh đạo Ban QLATTP tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đề án thành lập Sở An toàn thực phẩm.

“Chúng ta phải lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các ban bộ ngành trung ương; các lãnh đạo, chuyên gia và người dân để xây dựng kế hoạch nâng cấp Ban QLATTP lên thành một cơ quan chuyên môn chính thức trực thuộc UBND TP để có thể thuyết phục được các cơ quan hữu quan về sự cần thiết, sự hợp lý phải sự tồn tại của một sở chuyên quản lý an toàn thực phẩm”, ông Đức nói.

Phó chủ tịch UBND TP cũng chỉ đạo Ban QLATTP trong thời gian này phải tiếp tục duy trì hoạt động một cách hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn để đảm bảo hoạt động quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn TP ngày một tốt hơn.

“Để làm được điều đó, ngoài việc động viên toàn bộ các cán bộ nhân viên, cần phải tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa sự phối hợp giữa Ban QLATTP với các sở ngành liên quan, đặc biệt là địa phương. Từ cơ sở, nắm vững cơ sở thì chúng ta mới thực hiện tốt những đòi hỏi rất chặt chẽ, chi li, kịp thời”, ông Đức lưu ý.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Mô hình thí điểm Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã đạt yêu cầu