TP.HCM đang tập trung phát triển chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh. Chương trình này đã đưa hàng hóa các tỉnh vào hệ thống phân phối TP.HCM, đưa hàng hóa từ TP.HCM đến các tỉnh, tìm nguồn đặc sản Tết, hàng bình ổn thị trường.

TP.HCM và các tỉnh ‘dồn sức’ để bình ổn thị trường Tết

Phan Diệu | 27/11/2016, 06:20

TP.HCM đang tập trung phát triển chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh. Chương trình này đã đưa hàng hóa các tỉnh vào hệ thống phân phối TP.HCM, đưa hàng hóa từ TP.HCM đến các tỉnh, tìm nguồn đặc sản Tết, hàng bình ổn thị trường.

Đây là nội dung được đưa ra tại hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2016 vừa diễn ra tại TP.HCM.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Phạm Thành Kiên cho biết qua 5 năm thực hiện, chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh đã đưa hàng hóa các tỉnh vào hệ thống phân phối TP.HCM, đưa hàng hóa từ TP.HCM đến các tỉnh, tìm nguồn đặc sản Tết, hàng bình ổn thị trường.

Qua kết nối giao thương, các hệ thống phân phối tiêu thụ tìm được nhiều nhà cung ứng uy tín, từ đó giải quyết đầu ra cho sản phẩm các vùng miền. Nếu như năm 2012 – năm đầu tổ chức kết nối với 15 tỉnh, thành có 198 doanh nghiệp tham gia và 48 hợp đồng được ký kết thì năm 2015 đã có 30 tỉnh, thành tham gia với 1.251 doanh nghiệp và ký kết 482 hợp đồng.

Trong 5 năm qua, đã có 1.349 hợp đồng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm được ký kết giao thương 2 chiều đạt 22.132 tỉ đồng. Trong đó, doanh nghiệp TP.HCM đã tiêu thụ hàng hóa trị giá 15.498 tỉ đồng của các tỉnh, thành Đông – Tây Nam bộ và cung ứng hàng hóa cho các tỉnh, thành trị giá 6.634 tỉ đồng.

Đáng chú ý, tại hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2016 có hơn 1.200 doanh nghiệp thuộc 37 tỉnh, thành tham gia. Dự kiến sẽ có gần 800 hợp đồng sẽ được ký kết giữa các doanh nghiệp tiêu thụ và nhà sản xuất.

Theo ông Kiên, qua kết nối nhiều đặc sản, sản phẩm thế mạnh của các tỉnh, thành, vùng miền được vào hệ thống thương mại, siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM và các địa phương, nhiều doanh nghiệp tỉnh, thành đã không ngừng gia tăng sản lượng cung ứng và trở thành nhà cung cấp chiến lược, thực hiện hàng nhãn riêng cho các nhà phân phối lớn ở TP.HCM.

Trước báo cáo trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã đề nghị Sở Công Thương các địa phương tiếp tục tổ chức định kỳ hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, trở thành kênh tiếp xúc trực tiếp, hiệu quả giữa doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất, cung ứng. Đồng thời, kết nối hợp tác thương mại giữa TP.HCM với các tỉnh, thành trong cả nước.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm nói rằng TP.HCM không chỉ là một thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm mà còn là đầu mối chế biến, kinh doanh, cung cấp nông sản, thực phẩm cho các tỉnh và xuất khẩu. Đây còn là nơi tiếp nhận khối lượng lớn nông sản, thực phẩm từ các tỉnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân thành phố. Do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và sự tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội thành phố.

Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Sở Công thương cần hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp TP.HCM thực hiện ứng vốn, cung cấp giống cây, giống con, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ về nhân lực, kỹ thuật… cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân các tỉnh - thành để sản xuất, bao tiêu sản phẩm đạt chuẩn.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM và các tỉnh ‘dồn sức’ để bình ổn thị trường Tết