Thấy bé trai than đau chân, gia đình nghĩ do bé hiếu động hay chạy nhảy nên bị đau chân do nhức mỏi, không có gì, không ngờ sau bác sĩ phát hiện cháu bị hoại tử chỏm xương đùi rất nguy hiểm phải phẫu thuật.

Trẻ em đau nhức chân, coi chừng bị hoại tử chỏm xương đùi

Hồ Quang | 20/01/2021, 16:41

Thấy bé trai than đau chân, gia đình nghĩ do bé hiếu động hay chạy nhảy nên bị đau chân do nhức mỏi, không có gì, không ngờ sau bác sĩ phát hiện cháu bị hoại tử chỏm xương đùi rất nguy hiểm phải phẫu thuật.

Ngày 20.1, BS.CK2 Phan Văn Tiếp- Chuyên gia về chấn thương chỉnh hình cho hay, ông vừa phẫu thuật cho một bé trai bị hoại tử chỏm xương đùi rất nguy hiểm mà gia đình nghĩ cháu bị đau mỏi chân do hiếu động.

tre-em-dau-nhuc-chan-coi-chung-hoia-tu-chom-xuong-dui-hinh-anh(1).jpg
Qua chụp phim cho thấy, bé trai bị hoại tử chỏm xương đùi rất nguy hiểm - Ảnh: V.T

Theo bác sĩ Tiếp, bé trai trên là cháu K.(7 tuổi, quê ở tỉnh Hà Tĩnh). Qua khai thác bệnh sử được biết bé K. xuất hiện tình trạng đau mỏi chân khá lâu, nhưng gia đình nghĩ bé hiếu động do chạy nhảy, vận động nhiều hoặc va đập nhẹ vào đâu đó nên dẫn đến đau cơ, đau khớp.

Tuy nhiên, sau đó những cơn đau của bé nhiều hơn, gia đình đã đưa bé vào TP.HCM để kiểm tra. Tại đây, sau khi chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ Tiếp nhận định bé K. bị hoại tử chỏm xương đùi phải.

Sau giải thích cho người nhà, bé K. được thực hiện phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi bằng phương pháp Varus cổ xương đùi phải để tăng độ che phủ chỏm xương đùi giúp chỏm phục hồi tốt.

“Sau 10 ngày điều trị sức khỏe bệnh nhi đã dần hồi phục, dự kiến sau cắt chỉ thay băng, bé có thể tập đi nạng không chống chân đau, 1 thời gian thì bé có thể đi lại vận động bình thường”, bác sĩ Tiếp cho biết.

Theo bác sĩ Tiếp, tình trạng hoại tử của bé K. không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhi mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chân phải. Về lâu về dài nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Thời điểm nhập viện, bé K. thường xuyên xuất hiện các cơn đau khớp háng, vận động khó khăn, bước đi khập khiễng.

“Đây là trường hợp bệnh nhi được phát hiện sớm, phẫu thuật sớm sẽ phục hồi tốt. Vì chỏm xương đùi tổn thương độ I theo Herring. Những gia đình nếu thấy trẻ nhỏ từ lúc biết đi có dáng đi khập khiễng, đau gối, đau khớp háng, giới hạn cử động như: gập chân, chạy nhảy, đi không được cần được đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”, bác sĩ Tiếp khuyến cáo.

Bài liên quan
Vì sao TH ra mắt dòng Thức uống Sữa trái cây MISTORI dành riêng cho trẻ em?
Sự xuất hiện của dòng sản phẩm Thức uống Sữa trái cây TH true JUICE milk MISTORI khiến các bé thêm phần hào hứng, tự tin khi lựa chọn sản phẩm dành riêng cho mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ em đau nhức chân, coi chừng bị hoại tử chỏm xương đùi