Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM cho biết việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng dựa trên dữ liệu do Sở Tài nguyên – Môi trường thu thập và 36 dự án do Sở Xây dựng cung cấp. Trên thực tế, còn nhiều hơn 77 dự án chưa được công bố.

Trên thực tế, còn nhiều hơn 77 dự án thế chấp ngân hàng

Phan Diệu | 30/07/2016, 05:49

Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM cho biết việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng dựa trên dữ liệu do Sở Tài nguyên – Môi trường thu thập và 36 dự án do Sở Xây dựng cung cấp. Trên thực tế, còn nhiều hơn 77 dự án chưa được công bố.

Chiều 29.7, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM (Sở Tài nguyên – Môi trường) đã tổ chức họp báo để thông tin liên quan đến việc công bố danh sách 77 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng.

Theo đó, để tránh tình trạng siết nợ như ở chung cư The Harmona vừa qua, Sở Tài nguyên – Môi trường cho biết đã rà soát và tập trung xử lý các dự án đã thế chấp ngân hàng có nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua nhà. Văn phòng đăng ký đất đai được phân công nhiệm vụ rà soát, công bố các dự án nhà ở đang thế chấp ngân hàng lên các phương tiện thông tin đại chúng, website của Sở, Văn phòng và niêm yết nơi công cộng hoặc các hình thức khác.

Việc công bố thông tin nhằm mục đích cảnh báo các chủ đầu tư, khách hàng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người mua nhà cũng như giúp thị trường bất động sản được minh bạch hơn.

Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi liên quan đến việc vì sao chỉ công bố 77 dự án trong khi TP.HCM có đến hàng trăm dự án, tiêu chí nào để công bố, tại sao không phân loại các dự án thế chấp hay thông tin cung cấp thiếu chi tiết… đã được đề cập.

Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM tại cuộc họp báo (Ảnh:PD)

Trả lời các vướng mắc này, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai cho biết việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng dựa trên dữ liệu do Sở Tài nguyên – Môi trườngthu thập và 36 dự án do Sở Xây dựng cung cấp. Trên thực tế, còn nhiều hơn dự án 77 dự án đã công bố.

Về các dự án đã công bố, ông Liên cho hay không phải dự án nào đang bị thế chấp ngân hàng cũng có nguy cơ trở thành The Harmona trong tương lai. Tuy nhiên, một trong 77 dự án vẫn tiềm ẩn nguy cơ giống dự án Harmona.

Trong quá trình đầu tư, một số chủ đầu tư thế chấp đất và tài sản liên quan thành nhiều giai đoạn. Ban đầu, chủ đầu tư thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp, sau đó khi có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất thì chuyển sang thế chấp quyền sử dụng đất ở, bởi giá trị đất cao hơn. Tiếp theo, khi có quyết định phê duyệt dự án thì chuyển sang thế chấp đất ở và tài sản hình thành trong tương lai.

Đại diện này thừa nhận khi công bố thông tin 77 dự án chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của nhiều phía như chủ đầu tư, người mua nhà…chỉ cung cấp dựa vào những gì mình có, dựa trên các tiêu chí như đơn đăng ký thế chấp; hợp đồng thế chấp; sổ ghi nhận thế chấp...Các dự án được công bố tính từ thời điểm Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực (ngày 1.7.2015) đến ngày 8.6.2016.

Việc công bố này theo chỉ đạo của UBND TP.HCM tại văn bản kết luận của Phó chủ tịch UBND TPLê Văn Khoa về xử lý vướng mắc liên quan đếntình trạngthế chấp tài sản là dự án phát triển nhà ở; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố vào ngày 13.7.

Ông Liên cũng nói rằng để thông tin về các dự án được đầy đủ, chi tiết và có phân loại từng loại hình thế chấp, thời gian tới, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM để xác định được thông tin nào cần cung cấp và thông tin nào là bí mật của doanh nghiệp và ngân hàng. Trong đợt công bố tiếp theo, cơ quan này sẽ dựa vào thông tin từ phía Ngân hàng Nhà nước để phân loại chi tiết và đầy đủ hơn.

Đối với yêu cầu phân loại các dự án đang thế chấp, đại diện này nói trong đơn yêu cầu đăng ký thế chấp của ngân hàng không có thông tin mục đích thế chấp, thế nên Văn phòng đất đai không cung cấp được thông tin.

Đáng chú ý, bên cạnh dự án đang bị thế chấp ngân hàng thì Sở Tài nguyên – Môi trường cũng sẽ công bố thêm các dự án vi phạm về quản lý dự án, xây dựng như kê thêm tầnghoặc chuyển đổi công năng của sản phẩm, thay đổi thiết kế... Các dự án mà chủ đầu tư đang vướng mắc về tố tụng nhân sự cũng nằm trong diện này.

Phan Diệu
Bài liên quan
An Giang: Dự án nâng cấp đường tỉnh 948 gặp khó về giải phóng mặt bằng
Tuyến đường tỉnh 948 có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai huyện Tịnh Biên - Tri Tôn; kết nối hai thành phố Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) và tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là tuyến đường chính phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện nâng cấp, mở rộng khẩn cấp tuyến đường này hiện đang gặp khó về công tác giải phóng mặt bằng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trên thực tế, còn nhiều hơn 77 dự án thế chấp ngân hàng