Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Bấy giờ, vua Minh cầm cự với Trần Hữu Lượng chưa phân được thua.Vua sai Lê Kính Phu sang sứ phương Bắc để xem hư thực". Thời điểm đó, vua Trần Minh Tông đã băng hà và Trần Dụ Tông mới toàn quyền chấp chính. Việc vua Dụ Tông cho Lê Kính Phu sang Trung Quốc thăm dò hư thực là hành động khôn ngoan vì ta cần nắm tình thế ở phương Bắc để có những bước đi thích hợp.
Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc
Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc
Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta
Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt
Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê
Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh
Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc
Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc
Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm
Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống
Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh
Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống
Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất
Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất
Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện
Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông
Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng
Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều
Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân
Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích
Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên
Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông
Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối
Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông
Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên
Kỳ 26: Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận
Kỳ 27: Nhà Trần tung tình báo, sẵn sàng phương án đánh sang đất Nguyên
Kỳ 28: Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên, bắt hai ngàn tù binh
Kỳ 29: Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn
Kỳ 30: Sứ giả nước ta cư xử đàng hoàng hơn sứ giả phương Bắc
Kỳ 31: Về chuyện Hậu duệ vua Trần xưng làm hoàng đế Đại Hán
Nửa sau thế kỷ 14, Trung Nguyên hỗn loạn khi triều đình nhà Nguyên bó tay trước các phong trào nổi dậy của người Hán. Bản thân người Hán cũng chia rẽ chứ không đứng chung chiến hào trong cuộc kháng Nguyên. Khắp nơi người Hán nổi dậy và nhà Nguyên không thể kiểm soát được khu vực phía nam sông Trường Giang. Đó là địa bàn giành giật của các thế lực Chu Nguyên Chương, Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành...
Năm 1356, Chu Nguyên Chương đánh hạ được Kim Lăng (Nam Kinh), nơi đây trở thành căn cứ địa và bắt đầu đi đánh các lực lượng quân sự khác.
Năm 1360, Chu Nguyên Chương và Trần Hữu Lượng cùng đối đầu trong cuộc chiến là trận hồ Bà Dương năm 1363. Trận đánh kéo dài 3 ngày, kết thúc với việc hạm đội hơn trăm chiến thuyền của Trần Hữu Lượng bị đốt sạch, lực lượng 60 vạn quân của Trần Hữu Lượng bị đánh tan tác buộc ông phải rút lui và chết trận một tháng sau đó.
Năm 1367, Chu Nguyên Chương đánh bại Trương Sĩ Thành, kẻ vốn chiếm giữ kinh đô nhà Tống ở Hàng Châu. Chiến thắng này giúp chính quyền Chu MInh giành quyền kiểm soát toàn bộ các vùng đất bắc và nam sông Dương Tử. Việc này khiến các thủ lĩnh nghĩa quân nhỏ nhanh chóng đầu hàng. Tháng 1 năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, lập ra nhà Minh, lấy niên hiệu là Hồng Vũ, định đô ở Nam Kinh.
Cùng năm, Chu Nguyên Chương hạ lệnh cho Từ Đạt xuất quân bắc phạt đánh đuổi người Mông Cổ. Người Mông Cổ nhanh chóng bị đánh bại và buộc phải bỏ Đại Đô cùng toàn bộ phía bắc Trung Hoa và rút lui vào thảo nguyên vào tháng 9. Năm 1381, quân Minh dưới sự chỉ huy của Mộc Anh đánh chiếm vùng đất cuối cùng của nhà Nguyên là Vân Nam và Trung Nguyên hoàn toàn được thống nhất dưới triều đại nhà Minh.
Trong khoảng 3 thập niên mà Trung Nguyên thành lò xay thịt thì nhà Trần có động tĩnh gì trước các thế lực phương Bắc?
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)". Vua Trần Minh Tông khi đó không hưởng ứng việc này lắm nên còn không thèm cử sứ sang chứ chưa nói đến việc giúp binh lương.
Đến năm 1359, triều đình Chu Nguyên Chương cũng cho sứ sang thông hiếu với nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Bấy giờ, vua Minh cầm cự với Trần Hữu Lượng chưa phân được thua.Vua sai Lê Kính Phu sang sứ phương Bắc để xem hư thực". Thời điểm đó, vua Trần Minh Tông đã băng hà và Trần Dụ Tông mới toàn quyền chấp chính. Việc vua Dụ Tông cho Lê Kính Phu sang Trung Quốc thăm dò hư thực là hành động khôn ngoan vì ta cần nắm tình thế ở phương Bắc để có những bước đi thích hợp.
Đây là lần thứ 3 các triều đại nước ta phải đứng trước sự lựa chọn ngoại giao khéo léo khi phương Bắc loạn. Lần thứ nhất là 1168, Khâm định Việt sử cương mục thông giám chép: “Tháng 8, mùa thu. Sứ nhà Tống và sứ nước Kim cùng sang ta. Sứ thần hai nước đồng thời cùng đế, ta đều lấy lễ mà tiếp đãi cả, nhưng không cho họ gặp nhau”. Nhà Lý khi đó đứng ngoài xem Kim - Tống đánh nhau.
Lần 2 là thời điểm Nguyên – Tống quyết chiến và cả hai nước đều cử người sang ve vãn nhà Trần. Vua tôi nhà Trần khi đó cũng cử người sang thông hiếu với cả hai nhưng ngầm giúp Tống để kìm chân Nguyên Mông. Nhà Trần khi đó thậm chí còn dắt quân sang đất Tống giúp nhà Tống dẹp loạn.
Và lần thứ 3 là thời điểm Hán – Minh đại chiến thì triều đình nhà Trần giữ quan điểm không can thiệp mà chỉ quan sát là hợp lý. Thời điểm đó, ta cần tập trung quân đội để đề phòng trước việc Chiêm Thành nhăm nhe cướp phá phía Nam. Hơn nữa, can thiệp nội bộ của người phương Bắc mà phải trả giá bằng máu của người Việt thì không nên chút nào.
Chủ trương triều đình là thế nhưng quan lại nước ta ở biên giới cũng lợi dụng tình hình phương Bắc loạn để ra oai ít nhiều. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 6 (1360), nước Nguyên loạn. Trần Hữu Lượng tiếm xưng đế, đặt quốc hiệu là Hán, đổi niên hiệu là Đại Nghĩa, đánh nhau với Minh Thái Tổ. Quan trấn thủ biên giới phía Bắc là Hoàng Thạc cho chạy trạm tâu rằng Minh và Hán đánh nhau ở Long Châu, Bằng Tường .Bọn Thạc nhân việc họ tranh nước với nhau thu được hơn 300 người".
Anh Tú