Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 22.3 đưa tin Trung Quốc thừa nhận đã bán một hệ thống theo dõi tiên tiến cho Pakistan, qua đó khiến cuộc đua phát triển tên lửa đạn đạo giữa Islamabad với đối thủ New Delhi càng thêm gay cấn.

Trung Quốc bán hệ thống theo dõi để Pakistan phát triển tên lửa

24/03/2018, 09:06

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 22.3 đưa tin Trung Quốc thừa nhận đã bán một hệ thống theo dõi tiên tiến cho Pakistan, qua đó khiến cuộc đua phát triển tên lửa đạn đạo giữa Islamabad với đối thủ New Delhi càng thêm gay cấn.

Pakistan vừa mua được công nghệ có ích cho phát triển tên lửa từ Trung Quốc - Ảnh: SCMP

Công nghệ mà Pakistan được sở hữu là “một hệ thống đo lường và theo dõi quang học quy mô lớn và rất tinh vi”, có thể giúp nước này phát triển tên lửa đạn đạo mang được nhiều đầu đạn, SCMP cho biết.

Thông tin bán công nghệ cho Pakistan được Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) công bố. Hệ thống này có thể bắt và theo dấu các mục tiêu chuyển động, ghi lại những hình ảnh có độ phân giải cao và thu thập dữ liệu chi tiết về quỹ đạo, trạng thái của tên lửa lẫn đầu đạn.

Theo SCMP, một đội ngũ người Trung Quốc đã dành 3 tháng ở Pakistan để hiệu chỉnh hệ thống và đào tạo sử dụng thiết bị cho nhân viên bản địa. Hệ thống hoạt động tốt hơn mong đợi, vượt xa khả năng hiện tại của Islamabad.

Vào 2 tháng trước, Ấn Độ thông báo đã phóng thành công Agni-V, tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn 5.000 km, mang được đầu đạn hạt nhân. Tên lửa được đánh giá đủ sức vươn đến bất cứ đâu trên lãnh thổ Trung Quốc.

Tên lửa Agni-V có tầm bắn 5.000 km của Ấn Độ - Ảnh: Getty Images

Trong khi những tên lửa mang được một đầu đạn của Ấn Độ lớn hơn và có tầm bắn xa hơn, Pakistan lại tập trung phát triển tên lửa mang được nhiều đầu đạn, tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV).

Vào tháng 1.2017, Islamabad lần đầu tiên cho thử Ababeel, MIRV có tầm bắn 2,200 km và mang được đầu đạn hạt nhân của nước này. Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đánh giá tên lửa này là MIRV đầu tiên của Nam Á.

Để đối phó với mối đe dọa này, New Delhi đã tiến hành chế tạo các hệ thống phòng thủ tên lửa. Chúng đã được thử thành công trong năm 2017.

Ấn Độ và Pakistan kể từ khi trở thành hai quốc gia độc lập (1947) đến nay đã 4 lần tiến hành chiến tranh với nhau. Xen kẽ giữa những lần này, nhiều cuộc đụng độ ở biên giới và tình trạng đổ máu vẫn tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, cả hai vẫn đang tiếp tục so kè trong phát triển tên lửa và hạt nhân.

Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ lại xem nhau như đối thủ trong khu vực và cũng từng đụng độ vì vấn đề biên giới. Khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump áo dụng chính sách cứng rắn hơn với Pakistan, Trung Quốc đã hỗ trợ về quân sự cho quốc gia này, đồng thời gia tăng áp lực tại biên giới phía Tây của Ấn Độ.

Trước đây, Bắc Kinh từng bán cho Islamabad nhiều loại vũ khí, bao gồm tàu chiến, máy bay chiến đấu, tên lửa tầm ngắn, tàu ngầm và máy bay không người lái trinh sát.

Cẩm Bình (theo Newsweek)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc bán hệ thống theo dõi để Pakistan phát triển tên lửa