Giới chuyên gia cho rằng việc ông Trump tăng ngân sách quốc phòng có thể đẩy mạnh hơn hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông, tạo nên thách thức an ninh lớn cho Trung Quốc.

Trung Quốc 'đứng ngồi không yên' vì Mỹ tăng đầu tư quân sự

Theo Zing | 03/03/2017, 10:45

Giới chuyên gia cho rằng việc ông Trump tăng ngân sách quốc phòng có thể đẩy mạnh hơn hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông, tạo nên thách thức an ninh lớn cho Trung Quốc.

Theo SCMP, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng trong năm tài khóa tới thêm 54 tỉUSD, con số tương đương 10% ngân sách hiện tại. Khoản tiền này phần lớn đến từ việc cắt giảm ngân sách cho ngoại giao và bảo vệ môi trường.

Mức tăng kỷ lục

Trump nói với các thống đốc bang tại Nhà Trắng rằng kế hoạch của ông là tăng kỷ lục chi tiêu quốc phòng nhằm xây dựng lại quân đội Mỹ vốn đang "suy kiệt“. 54 tỉUSD cũng là con số lớn chưa từng có.

"Chúng ta cần đảm bảo rằng các binh sĩ của chúng ta có đủ những nguồn lực để ngăn chặn chiến tranh và khi cần chiến đấu, điều họ làm duy nhất đó là: Chiến thắng”, ông Trump nói.

Reuters dẫn lời một quan chức quân sự biết rõ về đề xuất của ông Trump cho hay tổng thống Mỹ yêu cầu chi nhiều tiền hơn cho máy bay chiến đấu, đóng tàu và "tăng cường sự hiện diện ở những tuyến đường biển quốc tế quan trọng" như Biển Đông.

Tổng thống Donald Trump cho biết kế hoạch của ông là tăng kỷ lục chi tiêu quốc phòng nhằm xây dựng lại quân đội Mỹ - Ảnh: Reuters.

Kế hoạch tăng ngân sách quân sự như này là hiếm thấy trong bối cảnh Mỹ không tham gia vào một cuộc chiến lớn nào mặc dù đứng đầu liên minh chống Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.

Tuy nhiên, ông Trump có phản ứng như vậy cũng là điều dễ hiểu sau thời kỳ chi tiêu quân sự bị cắt giảm dưới chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Các nhà phân tích nhận định động thái này sẽ tác động tới Trung Quốc.

Thách thức cho Trung Quốc

"Trump coi Trung Quốc là một trong những đối thủ chính", Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự của Phoenix TV cho hay. "Việc nâng cấp lực lượng hải quân và không quân Mỹ có thể bao gồm việc tăng cường năng lực chiến đấu ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và thậm chỉ ở bán đảo Triều Tiên, khu vực chắc chắn liên lụy đến Trung Quốc".

Đáp lại đề nghị của Trump, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Mỹ nên tôn trọng những nỗ lực từ phía Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á nhằm giữ an ninh ổn định tại Biển Đông.

“Chúng tôi hy vọng các chính sách của Mỹ sẽ không gây bất lợi cho hòa bình và ổn định quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết.

Các chuyên gia phân tích quân sự kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng lên hai con số để đối phó với nhiều thách thức trong và ngoài nước.

My tang chi tieu quan su, Trung Quoc  dung ngoi khong yen  hinh anh 2

Một nhóm tàu chiến của Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Chi tiêu quốc phòng tăng từ 7,6% so với cùng kỳ năm 2016, đạt mức 954 tỉnhân dân tệ (khoảng 143,7 tỉUSD) đánh dấu mức tăng thêm một con số đầu tiên kể từ năm 2010.

Global Times, ấn phẩm phụ của People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận kêu gọi tăng gấp đôi chi tiêu quân sự trong năm nay.

“Trong năm 2016, tình hình quốc tế đã thay đổi đáng kể. Trung Quốc hiện phải đối mặt với những nguy cơ mang tính chiến lược đang nổi lên”, bài viết nhận định.

Việc Mỹ gia tăng chi phí quân sự khiến Trung Quốc khó có thể ngồi yên, giới quan sát cũng lo ngại về khả năng bùng phát cuộc chạy đua vũ trang mới ở khu vực.

Tuy nhiên, ông Tao Wenzhao, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, vẫn còn quá sớm để dự đoán về chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ bởi ưu tiên hàng đầu của quân đội Mỹ hiện nay nhiều khả năng dành cho khu vực Trung Đông.

“Làm cách nào để tăng ngân sách và xây dựng lực lượng quân đội, hay việc sử dụng sức mạnh này như thế nào là hai câu hỏi hoàn toàn khác nhau,” ông Tao phát biểu.

Nhà bình luận quân sự Song thì cho rằng Trung Quốc không nhất thiết cần tăng chi tiêu nhiều như Mỹ để nâng cao năng lực quân sự và sẵn sàng tham chiến. “Quân đội Trung Quốc đang thu hẹp lại và tái cơ cấu, điều này có thể làm tăng mức chi cho bình quân đầu người”.

Cạnh tranh gay gắt hơn nhưng không đối đầu

Theo ông David Shambaugh, chuyên gia người Mỹ về Trung Quốc thuộc Đại học George Washington, "tính cạnh tranh trong mối quan hệ Mỹ - Trung gần đây trở nên mạnh mẽ hơn".

"Mỹ, Trung đều đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, song sự cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia hiện nay là cạnh tranh mềm", giáo sư David cho biết. Theo ông, Mỹ và Trung Quốc đang đi trên hai con đường. Đôi bên để ý động thái của nhau, "tương tác với nhau nhưng không đối đầu trực diện".

"Chiến tranh lạnh cũng là một hình thức, một cách diễn đạt mà chúng ta có thể dùng để mô tả quan hệ của hai quốc gia này", học giả David Shambaugh nhận định.

Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 10.2, hứa tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc" - Ảnh: Nikkei.

Chuyên gia Mỹ đánh giá việc Tổng thống Trump mới đây khẳng định tôn trọng “Một Trung Quốc” cho thấy ông đang đi theo chính sách của các chính quyền Mỹ trước đó. Nguyên tắc "Một Trung Quốc" là nền tảng của quan hệ Mỹ - Trung, nên việc ông Trump công nhận nó đảm bảo rằng từ nay Washington có thể bàn bạc, thương lượng với Bắc Kinh về các vấn đề khác.

Theo Nguỵ An/Zing
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc 'đứng ngồi không yên' vì Mỹ tăng đầu tư quân sự