Từ năm 2010 đến nay Bắc Kinh dường như đã phá hoàn toàn hệ thống gián điệp mà CIA xây dựng tại Trung Quốc bằng cách tiêu diệt nhiều điệp viên hoặc nguồn tin bí mật của giới tình báo Mỹ, theo New York Times.

Trung Quốc gần như xóa sổ hệ thống gián điệp của CIA

Hà Ngọc Bách | 21/05/2017, 16:06

Từ năm 2010 đến nay Bắc Kinh dường như đã phá hoàn toàn hệ thống gián điệp mà CIA xây dựng tại Trung Quốc bằng cách tiêu diệt nhiều điệp viên hoặc nguồn tin bí mật của giới tình báo Mỹ, theo New York Times.

Theo New York Times, khoảng 10 quan chức tình báo hiện nay và trước đâyđã tiết lộ với họ thông tin động trời nói trên và nhấn mạnh rằng vụ việc có thể là một trong những thất bại tình báo tồi tệ nhất với Mỹ trong nhiều năm qua.

Các quan chức tình báo Mỹ nói rằng tổn thất của mạng lưới tình báo Mỹ tại Trung Quốc trong thời gian qua có thể so sánh với mức độ thiệt hại mà Mỹ từng gánh chịu ở Liên Xô do sự phản bội của hai điệp viên nổi tiếng Aldrich Ames và Robert Hanssen.

Mức độ nguy hiểm của vụ việc lần này còn cao hơn khi các quan chức Mỹ thừa nhận là họ không biết rằng liệu có một đầu mối tin tức nào của CIA đã bán đứng hệ thống hay là Trung Quốc đã có thể tạo ra một hệ thống giám sát bí mật đủ sức theo dõi hệ thống thông tin bí mật của CIA đối với các điệp viên nước ngoài.

Chưa hết, hệ thống gián điệp của Mỹ tại Trung Quốc trước đây được xem là mạng lưới gián điệp hiệu quả nhất mà Washington duy trì trên thế giới.

Những cái chết tập trung vào khoảng thời gian từ 2010 đến 2012 khi có ít nhất 12 nguồn tin của CIA bị nhà chức trách Trung Quốc giết. Thậm chí, một trong số những nguồn tin bị bắn chết khi đang làm việc, trước mặt các đồng nghiệp, như là một thông điệp cảnh báo đầy cứng rắn cho những kẻ làm gián điệp cho Mỹ, theo New York Times.

Theo hai quan chức cấp cao của Mỹ, tính tới nay có chừng 18 đến 20 nguồn tin của CIA bị giết hoặc bỏ tù. Đây là một thiệt hại nghiêm trọng của mạng lưới gián điệp của Mỹ tại Trung Quốc khi một số đã được cài cắm rất lâu, leo sâu luồn cao vào bộ máy chính quyền Trung Quốc.

Tóm lại, hệ thống điệp viên mà CIA đã kỳ công tạo dựng trong nhiều năm qua tại Trung Quốc đã gần như bị đánh sập trong một thời gian ngắn. Việc xây dựng những tổ chức gián điệp với thành viên là người bản địa tại Nga, Trung Quốc luôn được đánh giá là khó khăn đối với lực lượng tình báo phương Tây.

Có một chiến dịch tiêu diệt hoàn toàn mạng lưới mật vụ Mỹ tại Trung Quốc, đó chính xác là điều đã xảy ra sau thiệt hại nghiêm trọng của mạng lưới tình báo Mỹ tại nước này, theo New York Times. Tờ báo Mỹ cho biết thêm là cùng lúc với việc mạng lưới điệp viên CIA bị tiêu diệt, gần như mọi nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã bị xem xét kỹ nhân thân.

Trong khi đó, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama lại đòi hỏi giới tình báo cho biết vì sao những thông tin tình báo mà họ thu thập được từ Trung Quốc lại chững lại.

Cả CIA và FBI đều từ chối bình luận về thông tin của New York Times liên quan đến mạng lưới tình báo của Mỹ.

Vềhai điệp viên nổi tiếng Aldrich Ames và Robert Hanssen.

Năm 1985, KGB chiêu mộ Aldrich Hazen Ames, một nhân viên kỳ cựu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA. Trong năm này, Ames đã tiết lộ tên của 3 điệp viên hai mang cho một liên lạc của KGB, nghĩ rằng điều ông đang làm không phải là tội phản quốc vì họ chỉ là các điệp viên KGB mang tính kỹ thuật. Ông nhận được 50.000 USD và vài tuần sau đó tiết lộ cho KGB về nhiều điệp viên Mỹ khác tại Liên Xô, trong đó có người bạn thân Sergey Fedorenko. Tổng cộng, Ames đã tiết lộ danh tính của 25 điệp viên CIA, 10 trong số họ đã bị kết án tử hình.

Ngoài việc tiết lộ danh tính mọi điệp viên Mỹ cài tại Liên Xô, Ames còn phá hỏng nhiều chiến dịch mật quan trọng của CIA và khiến hàng chục nhân viên cơ quan tình báo Mỹ này rơi vào vòng nguy hiểm. Đổi lại, Ames nhận được từ KGB hơn 2 triệu USD vàmột tài khoản 2 triệu USD khác trong một ngân hàng ở Moscow. Như vậy, Ames trở thành điệp viên được trả tiền cao nhất trong lịch sử tình báo.

Việc Ames bị bắt vào tháng 2.1994 đã khiến CIA bị bẽ mặt. Cho đến nay, Ames vẫn là điệp viên hai mang nguy hiểm nhất từng luồn lách hoạt động trong CIA.

Năm 1979, KGB đã tuyển mộ Robert Hanssen – một điệp viêncó nhiều năm làm việc trong bộ phận phản giáncủa FBI. Robert Hanssen đã cung cấp cho tình báo Liên Xô danh tính nhiều điệp viên Mỹ và nhận được 1,5 triệu USD trong 15 năm. Robert Hanssen bị bắt vào tháng 2.2001 sau khi giao tin mật cho Nga tại cây cầu gỗ trong công viên Foxstone và nhận lại 50.000 USD từ Nga.

Thiên Hà (theo Telegraph)
Bài liên quan
Nga và Iran tăng cường hợp tác quốc phòng
Reuters đưa tin ngày 17.1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc gần như xóa sổ hệ thống gián điệp của CIA