Hãng tin AP ngày 8.8 đã đăng bài viết lên án dự án xây dựng đập thủy điện Don Sahong ở Lào. Dự án đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề cá và trồng trọt của hàng triệu người dân Đông Nam Á sống dọc bờ sông Mekong.

Trung Quốc giúp Lào xây đập Don Sahong, dân Campuchia bức xúc

Tuấn Anh | 09/08/2016, 05:32

Hãng tin AP ngày 8.8 đã đăng bài viết lên án dự án xây dựng đập thủy điện Don Sahong ở Lào. Dự án đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề cá và trồng trọt của hàng triệu người dân Đông Nam Á sống dọc bờ sông Mekong.

Đập thủy điện Don Sahong được chính phủ Lào chính thức khởi công xây dựng vào tháng 1.2016 ởcách biên giới Campuchia 2km.Đậpcó công suốt chỉ 256 megawatt nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sông Mekong.

Theo nhận định của hãng tin AP, đập Don Sahong một khi hoàn tất sẽ cắt đứt đường di trú quan trọng của cá lên thượng nguồn.

Đập Don Sahong cònnằm tại nơi có loài cá nược đang bị đe dọa tuyệt chủng. Ngoài ra, công trình thủy điện này vào mùa khô sẽ hút hết khoảng phân nửalượng nước của sông Mekong chảy qua đây.

“Don Sahong như quảbom tấn đang treo lơ lửng trên đầu chúng tôi”. Phoy Vanna, một chủ tàu du lịch người Campuchia tham gia vào một vụ biểu tình phản đối Lào xây đập trên sông Mekong, đánh giá như thế.

Thỏa thuận quốc tế về bảo vệ sông Mekong bắtbuộc Lào phải tham khảo ý kiến của các quốc gia láng giềng trước khi xây dựng công trình thủy điện trên sông.

Tuy nhiên, cho dùcác nước Đông Nam Á phản đối,Vientiane vẫn lậpkế hoạch xây dựng đập Don Sahong cùng chuỗi các đập thủy điện khác dọc 4.800km dòng Mekong chảy qua lãnh thổ Lào.

Cách đây 5 năm, Lào đã từngbất chấp phản đối của các nước láng giềng và cho xây dựng đập Xayaburi tại miền Bắc Lào.

Vị trí của đập thủy điện Don Sahong và đập thủy điện Xayaburi được Lào xây dựng trước đó trên dòng sông Mekong - Ảnh: Chiangrai Times

Theo một số côngtrìnhnghiên cứu về ảnh hưởng của các đập thủy điện lên môi trường, cuộc sống của 60 triệu người dọc dòng sông Mekong sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề nếu vài con đập nữa được xây dựng trên dòng sông này.

Lào tuyên bố sẽ bảo vệ ngành đánh bắt cá bằng cách cho phá các thác ghềnh để tạo đường đi mới cho cá lên thượng nguồn theo một công trìnhnghiên cứu về ảnh hưởng của các đập thủy điện lên môi trường do chính phủ Làocông bố.

Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không nêu lênảnh hưởng của các đậpthủy điện đối vớicác nước láng giềng.

Giáo sư địa lý Ian Baird, chuyên gia nghiên cứu về đánh bắt cá trên sông Mekong của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) nhận định:“Chúng ta không biết được lời khẳng định này của chính phủ Lào dựa trên cơ sở nào. Đối mặt với những hiểm họa có thể xảy ra, đây là điều không thể chấp nhận được”.

Đập thủy điện ở thượng nguồn sẽảnh hưởng đếnViệt Nam

Từ giữa những năm 1990, song song với 6 con đập được Trung Quốc xây dựng tại vùng thượng nguồn, chính phủ Lào đềra dự án xây dựng tổng cộng 9 conđập thủy điện trên sông Mekong.

Theo các chuyên gia, các đập thủy điện được Trung Quốc và Lào xây dựng trên sông Mekong đãgây ra nhiều tổn hại cho nguồn ngư sản nội địa lớn nhất thế giới dưới dòng sông này.

Ngoài ra, các đập thủy điện nơi thượng nguồn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp lúa tại đồng bằng Campuchia và Việt Nam nơi hạ nguồn dòng Mekong.

Nghiên cứu mới nhất của Công ty tư vấn về thủy lợi DHI (Đan Mạch) thực hiện tại Việt Nam đưa ra dự đoán rằng năng suất lúa tại đồngbằng sông Cửu Long sẽ giảm đáng kểdo các con đập ở thượng nguồn ngăn không cho trầm tích theo dòng Mekong xuống bồi bổcho đất đai trồng trọt tại hạ nguồn.

Người dân Campuchia căng khẩu hiệu trên tàuphản đối Làoxây dựng đập thủy điện Don Sahong hồitháng 5.2014

- Ảnh: AP

Nghiên cứu của DHI cũng cho thấyViệt Nam và Campuchia sẽ là hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do cácđập xâytrên sông Mekong. Theo dự đoán của DHI, ngành đánh bắt cá và nông nghiệp hàngnăm tại Việt Nam sẽ bị thiệt hại760 triệu USD, còn tại Campuchia là 450 triệu USD.

Cácđập thường xuyên xảnước cũng sẽ gây tổn hại đến diện tích đất trồng trọt dọc haibờ dòng sông Mekong tại Đông Nam Á.

Một công trìnhnghiên cứu của Úc chỉ ra rằng hơn phân nửacác khu nông nghiệp bên bờ sông Mekong sẽ biến mất nếu Lào hoàn tất xây dựng toàn bộ số đập trong dự án.

Bà Pianporn Deetes thuộc Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (phi chính phủ) cho rằng dòng sông Mekong chắc chắn sẽ bị những tổn hại không thể hồi phục nếu chính phủ các quốc gia trong khu vực không đạt được một thỏa thuận để giám sát các dự án phát triển mang tính chất bắt buộc.

Lào xây đập do ảnhhưởng từ Trung Quốc

Ông Philip Hirsch, giáo sư về địa lý nhân tạo tại Đại học Sydney, cho rằng chính Trung Quốc là nhân tố đã khuyến khích Lào lậpkế hoạch xây dựng hàngloạt đập thủy điện trên sông Mekong.

Theo phân tích của giáo sư Hirsch, các con đập củaTrung Quốc đã làm dâng cao mực nước sông Mekong vào mùa khô nênxây dựng đập thủy điện tại vùng hạ nguồn có thể sinh lợi.

Chính phủ Lào cho rằng điện được sản xuất từđập Don Sahong sẽ được dùng để giúp các địa phương phía nam nước này phát triển. Nhưng nhìn chung, dự tính ban đầu của công trìnhxây dựng chín đập trên sông Mekong là để bán nguồn điện này cho Thái Lan và Việt Nam.

Giáo sưPhilip Hirsch (trái) - Ảnh:Chiangrai Times

Ảnh hưởng xấu lên môi trường sông Mekong do các đập Trung Quốc gây ra có thể được nhận thấy rất rõ tại những vùng của Lào và miềnbắc Thái Lan, nơi người dân sống nhờ vào nghề đánh bắt cá.

Hơn một thập niêntrước, một ngày ngư dân tại Lào và miềnbắc Thái Lan có thể đánh bắt trung bìnhhơn 10kg cá. Đếnnay, con số này giảm xuống chỉ còn vỏn vẹn từ 1 đến 2kg, hoặc có thể tệ hơn là ngư dân phải ra vềvới bàn tay trắng.

Một số loài cá tại những vùng này cũng biến mất. Người dân tại các địa phương nàykhông còn có thể kiếm sống chỉ dựa vào nghề đánh bắt cá.

Ngư dânSomdet Tanatunyakul 60 tuổi cho biết: “Bản thân tôi là ngư dân nhưng có lẽ tôi phải bỏ tiền ra mới mua được cá để ăn”.

Huỳnh Hy (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc giúp Lào xây đập Don Sahong, dân Campuchia bức xúc