Chính quyền Trung Quốc được cho là đã lên kế hoạch thay thế bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bằng một Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông “lâm thời”, tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Trung Quốc lên kế hoạch thay trưởng đặc khu Hồng Kông

Hoàng Vũ | 23/10/2019, 13:53

Chính quyền Trung Quốc được cho là đã lên kế hoạch thay thế bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bằng một Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông “lâm thời”, tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xúc tiến kế hoạch thay thế Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người thay thế bà Lâm sẽ được bổ nhiệm vào tháng 3.2020 và sẽ giữ vai trò lãnh đạo Hồng Kông cho tới hết nhiệm kỳ của bà Lâm vào năm 2022, tờ Financial Times của Anh hôm 22.10 trích dẫn nguồn tin từ một số người biết về các cuộc thảo luận.

Các ứng viên kế nhiệm hàng đầu thay thế bà Lâm bao gồm ông Norman Chan, cựu Giám đốc Cơ quan tiền tệ Hồng Kông và ông Henry Tang, người từng đứng đầu Cơ quan phụ trách tài chính và chánh văn phòng của chính quyền đặc khu.

Theo các nguồn tin trên, giới chức Trung Quốc muốn tình hình đặc khu Hồng Kông ổn định hơn trước khi ra quyết định cuối cùng về thay thế lãnh đạo vì họ không muốn bị xem là nhượng bộ bạo lực.

Hồi tháng 9, khi phản ứng trước thông tin liên quan tới việc từ chức mà Reuters công bố, bà Lâm cho biết bà chưa bao giờ yêu cầu chính phủ Trung Quốc cho phép bà từ chức nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông.

Thông tin trên được đưa ra trong bốicảnh sự phẫn nộ trước dự luật cho phép đưa nghi phạm tới các khu vực chưa ký hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục, đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn cho Hồng Kông suốt hơn 3tháng qua. Trước sức ép của dân chúng, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đãchính thức loại bỏ dự luật vào hôm 4.9, như một phần nhượng bộ nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình.

Nhượng bộ này dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì còn tới4 trong5 yêu cầu trọng tâm của họ,gồm mở cuộc điều tra độc lập về hành động trấn áp của cảnh sát; ngừng mô tả các cuộc biểu tình là bạo loạn; không buộc tội những người bị bắtvà nối lại cải cách chính trị, chưa được đáp ứng. Trong vài tháng qua, các vụ xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình ngày càng trở nên bạo lực.

Hoàng Vũ (theo Reuters, The Guardian)
Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lên kế hoạch thay trưởng đặc khu Hồng Kông