Bên cạnh nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu đi, những động thái mới trong chính sách và thực thi chính sách của Trung Quốc đang siết chặt các thị trường nhập khẩu, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Trung Quốc siết thị trường, các bộ ngành vào cuộc ứng cứu doanh nghiệp

tuyetnhung | 16/09/2019, 17:15

Bên cạnh nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu đi, những động thái mới trong chính sách và thực thi chính sách của Trung Quốc đang siết chặt các thị trường nhập khẩu, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Trung Quốc siết thị trường

Mới đây, Trung Quốc đã cơ cấu lại bộ máy quản lý, sáp nhập Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch quốc gia (AQSIQ) về Tổng cục Hải quan nhằm quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo ngành dọc.

Trung Quốc tăng cường công tác thực thi pháp luật, các chính sách thương mại biên giới được siết chặt theo hướng ngày càng đi vào chính quy, với trọng tâm là tăng cường giám sát, thực hiện nghiêm các quy định của Trung Quốc đối với hoạt động nhập khẩu nông thủy sản trên tuyến biên giới đất liền.

Với Việt Nam, Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa từ xuất khẩu sang với yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; yêu cầu về bảo quản, đóng gói hàng hóa và tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng hóa không đảm bảo các yêu cầu trên.

Điều này khiến hàng hoá nông lâm thuỷ sản Việt Nam có thời điểm bị ứ đọng cục bộ không xuất khẩu sang phía bạn do hàng hoá của ta chưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của phía Trung Quốc.

Một số hàng hoá đã có thông lệ thông quan và có sản lượng xuất khẩu lớn vào thị trường Trung Quốc như ngao hai cùi, hàu, rươi, sứa... nhưnghiện không nằm trong danh mục 137 loại hàng thủy sản Việt Nam được cho phép xuất khẩu vào Trung Quốc qua lối mở, cặp chợ.

Hơn nữa, phương thức bảo quản hàng hoá xuất khẩu trước đây được thực hiện gồm: tươi sống, ướp đá, cấp đông; tuy nhiên, hiện nay một số hàng hoá chỉ được thực hiện một trong những phương thức đó.

Hiện Trung Quốclà thị trường đứng thứ 1 về cao su, rau quả và sắn các loại; đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 4 về chè; đứng thứ 5 về thủy sản; đứng thứ 9 về cà phê... đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu mặt hàng nônglâmthủysản sang thị trường này giảm 10,5%.

Doanh nghiệp gặp khó

UBND tỉnh Lào Cai cho biết, mặc dù nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các mặt hàng thủy, hải sản của Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai, songcác doanh nghiệp của ta chưa đáp ứng đủ điều kiện.

Chẳng hạnphải là cơ sở chế biến nằm trong danh sách đã được phía Trung Quốc đồng ý cho xuất khẩu thủy sản; phải có chứng thư an toàn thực phẩm do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp... nên trong thời gian qua, mặt hàng thủy, hải sản của Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh nhận định, do vẫn có tâm lý coi thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, hàng hoá từ nội địa ra cửa khẩu biên giới là có thể xuất khẩu ngay được cho nên dù tỉnhđã có thông báo về việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản nhập khẩu vào Trung Quốcnhưng các doanh nghiệp, hộ dân vẫn còn chủ quan, chưa thực hiện.

Đáng quan ngại làdoanh nghiệp, hộ dân chưa áp dụng quy trình nuôi trồng để đảm bảo các điều kiện chất lượng. Việc người dân nuôi theo kinh nghiệm, dẫn đến chất lượng hàng hóa đôi khi chưa đảm bảo, hàm lượng một số chất vượt mức tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có cả chất cấm. Bởi vậy, khi thông quan, phía Hải quan Trung Quốc kiểm dịch lại và trả lại hàng dẫn đến thiệt hại...

Bộ Ngành vào cuộc giải cứu

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ ra những vấn đề bất cập,tồn tại, hạn chế, chưa thực sự bền vững trong khâu tổ chức sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là khó kiểm soát vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường, dẫn đến tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xuất khẩu...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, những khó khăn về xuất khẩu sang Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm và các bộngành, doanh nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực giải quyết. Dù vậy, đến thời điểm này không thể chậm trễ được nữa vì Trung Quốc ngày càng đặt ra các hàng rào với yêu cầu cao, chặt chẽ liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu…

Vì vậy, Bộ Công Thương mong muốn phối hợp để định vị lại cho đúng với thực tiễn thương mại quốc tế, từ đó đi đến các giải pháp cụ thể để tăng trưởng xuất khẩu, tạo nên thị trường ổn định cho ngành nông nghiệp và từng bước giải quyết câu chuyện "được mùa, mất giá" của nông sản như đã chứng kiến lâu nay.

Để không chỉ xuất khẩu nông thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc mà còn sang các thị trường khác đi đúng hướng, Bộ trưởng NN-PT-NT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần chú trọng về công tác quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất hàng nông thuỷ sản, coi trọng, quan tâm đến công tác đàm phán mở cửa thị trường, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng nông thuỷ sản nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật. Đồng thời thông tin, định hướng, hỗ trợ cho người nông dân, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu, cũng như các chính sách nhằm tăng cường liên kết chuỗi.

Bộ trưởng Cường khẳng định: "Khi đảm bảo được tất cả quy trình, không chỉ giúp doanh nghiệp luôn cung ứng đủ nguồn hàng cho thị trường Trung Quốc, không tạo ra khủng hoảng dư cung, mà còn đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của mọi thị trường".

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Lớp phủ không tưởng giúp máy bay tàng hình Trung Quốc vô hình trước radar chống tàng hình
Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc đã đạt được điều không tưởng với một vật liệu tàng hình mới có thể đánh bại radar chống tàng hình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc siết thị trường, các bộ ngành vào cuộc ứng cứu doanh nghiệp