Nhật Bản chuẩn bị áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt với các trường đại học để bảo vệ các công trình khoa học công nghệ khỏi nạn nước ngoài đánh cắp.

Trung Quốc thúc đẩy chương trình 'Ngàn nhân tài', Nhật tăng cường bảo vệ công trình KHCN vì sợ bị trộm

Hoàng Vũ | 28/04/2021, 10:18

Nhật Bản chuẩn bị áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt với các trường đại học để bảo vệ các công trình khoa học công nghệ khỏi nạn nước ngoài đánh cắp.

Nhật Bản chuẩn bị áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt với các trường đại học để bảo vệ các công trình khoa học công nghệ khỏi sự săn lùng của nước ngoài.

Theo trang Nikkei, chính phủ Nhật Bản hôm 27.4 công bố kế hoạch yêu cầu các nhà nghiên cứu nước này phải công khai bất kỳ khoản đóng góp tài chính nào từ nước ngoài. Các nhà nghiên cứu sẽ phải đối mặt với những hạn chế nhất định nếu bị phát hiện là đã báo cáo sai.

Các hướng dẫn của kế hoạch dự kiến được hoàn thiện vào cuối năm nay. Động thái này phù hợp với tinh thần của thỏa thuận giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden về hợp tác song phương trong nghiên cứu tiên tiến hồi giữa tháng này.

Các lĩnh vực như công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo đã nổi lên như những điểm nóng chính trong cuộc cạnh tranh công nghệ ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Do những công nghệ này thường có cả ứng dụng dân sự và quân sự, Mỹ muốn đảm bảo thông tin có thể đe dọa an ninh quốc gia sẽ không bị rò rỉ bên ngoài Nhật Bản.

Nhật đang quan tâm đặc biệt với những nỗ lực tích cực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học thông qua chương trình “Ngàn nhân tài”.

Chương trình này được chính phủ Trung Quốc khởi động vào năm 2008 nhằm thu hút công dân Trung Quốc, Hoa kiều và người nước ngoài phát triển sự nghiệp tại nước này, đặc biệt là giáo sư và chuyên gia tại các đại học, viện nghiên cứu và các tập đoàn quốc tế.

Những nhân tài còn được trả lương bằng với mức cao nhất họ có thể được hưởng tại các nước phương Tây, thậm chí còn được cấp thị thực thường trú theo loại chỉ dành cho doanh nhân nước ngoài.

Tuy nhiên, Mỹ nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng chương trình này như một phương thức để đánh cắp công nghệ quan trọng.

Với những nỗ lực tích cực của Bắc Kinh trong việc đưa các nhà khoa học Trung Quốc về nước, các công nghệ tiên tiến có thể tìm đường đến nước này thông qua các nhà nghiên cứu cá nhân.

Trước tình hình trên, chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ thắt chặt kiểm soát công nghệ nhạy cảm với sự phối hợp của Mỹ, châu Âu để ngăn chặn rò rỉ và mở đường cho việc hợp tác nghiên cứu sâu hơn.

Ông Shinji Inoue, Bộ trưởng nhà nước Nhật Bản về chính sách khoa học và công nghệ, nói với các phóng viên hôm 27.4 rằng: “Chúng ta phải xua tan lo ngại về các nhu cầu bất hợp pháp và rò rỉ công nghệ với các tác nhân ở nước ngoài để đảm bảo an ninh kinh tế của Nhật Bản".

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
25 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc thúc đẩy chương trình 'Ngàn nhân tài', Nhật tăng cường bảo vệ công trình KHCN vì sợ bị trộm