Báo Tuổi Trẻ ra ngày 24.12.2016 cho biết “Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai “có nhiều khoản tiếp khách trong cùng một ngày với tổng hóa đơn lên tới hàng chục triệu đồng”. Và tổng số chi đó khoảng trên 3 tỉ cho năm 2015.

Từ chi phí tiếp khách của HĐND tỉnh Gia Lai, nghĩ về sự phân tách trách nhiệm

25/12/2016, 11:10

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 24.12.2016 cho biết “Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai “có nhiều khoản tiếp khách trong cùng một ngày với tổng hóa đơn lên tới hàng chục triệu đồng”. Và tổng số chi đó khoảng trên 3 tỉ cho năm 2015.

Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai tiếp khách hơn 3,2 tỉ đồng - Ảnh: Đình Văn

Thật tình đọc bài báo xong, tôi không hiểu gì cả. Sự việc thì quá rõ, điều khiến tôi không hiểu là sự quản lý ở đâu mà để sự việc xảy ra như vậy?

Việc thanh toán chi tiêu phải được quản lý chặt chẽ bởi Qui trình thanh toán, bởi Giới hạn duyệt chi, và trước hết phải tuân theo các nguyên tắc rất giản dị, rõ ràng và hiệu quả nhằm chống sự lạm chi hay ăn bớt chi phí.

Trước hết là những Nguyên tắc cần phải giữ:

1) Tiền của công phải được dùng cho mục đích công.

2) Bất kỳ ai muốn dùng tiền đều phải được duyệt, cả người ở cấp điều hành cao nhất. Không ai được tự dùng tiền công, không ai được duyệt cho chính mình.

3) Bất kỳ ai muốn ứng tiền công tác phải có đủ hai điều kiện:

a) Điền vào giấy rút tiền

b) Giấy phải được duyệt bởi người có trách nhiệm

4) Tiền công tác (đã được duyệt) phải có chứng từ mới được thanh toán.

4) Phòng Tài Chánh Kế Toán không được xuất ứng nếu không có hai điều kiện như trong mục (3), và không được xuất chi nếu không có các điều (3) và (4).

Kế đó là Giới hạn quyền duyệt chi. Một vài cá nhân điều hành cao cấp được ủy quyền duyệt chi. Tờ Ủy quyền phải ghi rõ:

1) Ủy quyền cho ai

2) Các loại chi được ủy quyền (thí dụ công tác phí, mua sắm tài sản, tiền giao tiếp…)

3) Mức giới hạn của từng loại chi (thí dụ công tác phí được quyền duyệt bao nhiêu, mua sắm tài sản được quyền duyệt bao nhiêu…)

Sau nữa là Qui trình thanh toán cần được tuân thủ. Dưới đây là thí dụ về Qui trình thanh toán của một công ty để độc giả tham khảo:

Trên đây là thí dụ đưa ra từ sự quản lý chi tiêu của một công ty. Quản lý nhà nước, quản lý quân đội cũng có những nguyên tắc như quản lý công ty. Tôi không nghĩ rằng chính phủ không biết hay không có những nguyên tắc và phương cách quản lý này.

Những sự việc được nêu lên công khai trên báo Tuổi Trẻ có lẽ rất ít và rất nhỏ so với số trường hợp thực tế xảy ra. Và đây chỉ là trường hợp của HĐND tỉnh Gia Lai, còn của UBND, của bao nhiêu cơ quan cấp tỉnh, của bao nhiêu công ty do cấp tỉnh quản lý. Rồi các tỉnh khác. Rồi lên cao hơn là cấp quốc gia. Người dân, qua những sự việc trong quá khứ, có quyền đặt câu hỏi về sự thất thoát và tham nhũng khổng lồ chưa được phanh phui, hay đã phanh phui mà có sự thông đồng trong phương cách xử lý.

Ở các quốc gia hay công ty đa quốc gia, các sự việc tương tự cũng có xảy ra, nhưng với mức độ ít hơn ở nước ta nhiều. Bởi vì chúng được phát hiện từ sớm bởi các nhân viên chung quanh có tinh thần trách nhiệm, được rèn luyện trong môi trường của giá trị cốt lõi là sự trung thực và kỷ luật; bởi một hệ thống kiểm tra nội bộ độc lập với hệ thống quản lý, cho nên rất hiệu quả; và sau đó bị xử lý bởi một hội đồng kỷ luật cũng độc lập với hệ thống quản lý, cho nên rất khách quan và nghiêm minh.

Được vậy bởi vì tại các quốc gia và các công ty đa quốc gia đó, sự phân tách trách nhiệm (segregation of duties) là nguyên tắc lớn phải được tuân thủ. Nghĩa là có những trách nhiệm phải được phân chia cho những cá nhân khác nhau và độc lập với nhau. Nguyên tắc đó bảo vệ các thành viên trong cộng đồng vì họ ít có cơ hội làm bậy, ít có nguy cơ bị vu khống, do đó bảo vệ và phát triển lòng tin của các thành viên trong cộng đồng, khiến cộng đồng lành mạnh và vững mạnh. Không một cộng đồng, một xã hội nào có thể phát triển bền vững nếu các thành viên của nó ngày càng bị xói mòn lòng tin!

Liệu kinh nghiệm phân tách trách nhiệm nói trên có giúp ích gì cho sự quản lý, sự phát triển của Việt Nam?

Lê Học Lãnh Vân

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ chi phí tiếp khách của HĐND tỉnh Gia Lai, nghĩ về sự phân tách trách nhiệm