Theo các số liệu của Liên Hợp Quốc, tự động hóa đe dọa cướp đi 2/3 số công ăn việc làm ở các nước đang phát triển.

Tự động hóa sẽ gây ra khủng hoảng xã hội và di cư ở các nước nghèo

Vũ Trung Hương | 18/08/2017, 05:09

Theo các số liệu của Liên Hợp Quốc, tự động hóa đe dọa cướp đi 2/3 số công ăn việc làm ở các nước đang phát triển.

Sunny Warkey, người đứng đầu GEMS Education đưa ra cảnh báo trên tờ Financial Times rằng kỹ năng kém và trình độ giáo dục thấp của hầu hết dân số của các vùng nghèo đói trên thế giới có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng xã hội mà nhân loại hiện vẫn chưa nhận thấy.

Ethiopia được coi là dễ bị tổn thương nhất do robot hóa, nơi 85% tổng số công ăn việc làm hiện tại sẽ biến mất. Tự động hóa với chi phí phải chăng sẽ dẫn đến một thực tế là may mặc, cày bừa và lái xe ô tô sẽ do các thuật toán và robot đảm nhận. Và điều tương tự cũng xảy ra ở nhiều khu vực Nam Á và châu Phi.

Hậu quả xã hội của cú sốc này đối với các nước đang phát triển, với dân số trẻ phát triển nhanh chóng, sẽ là nghiêm trọng. Một thế hệ trẻ vỡ mộng và thất nghiệp không bảo trợ xã hội có thể trở thành một lực lượng gây mất ổn định ở những nước vốn đang bị xung đột và nội chiến tàn phá.

Như thường lệ, câu trả lời duy nhất đối với thách thức này là giáo dục. Các nước đang phát triển cần đào tạo cho dân chúng nắm vững các ngành nghề mới sau sự xuất hiện của robot. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn giáo dục ở nhiều nước đang phát triển thấp đến mức tự động hóa có thể tạo ra một cơn bão thực thụ.

Hơn 61 triệu trẻ em trên toàn thế giới vẫn không được đi học cấp tiểu học (ở các nước châu Phi cận Sahara 1/5 trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bỏ học,3/4trẻ 10 tuổi ở Ấn Độ hầu như không biết đếm. Tại Uganda, chỉ có 1/5 giáo viên tiểu học đạt tiêu chuẩn tối thiểu trong lĩnh vực toán học. Còn ở Kenya, giáo viên vắng mặt một nửa thời gian lên lớp vì mải kiếm tiền ở nơi làm việc khác.

Hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đã giảm mạnh so với đầu những năm 2.000 và cần phải khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, cũng có những ví dụ tích cực. Tại Uganda, Building Tomorrow - một tổ chức phi lợi nhuận đang cung cấp tài chính, xây dựng và điều hành các trường học trong khi chính phủ trả lương cho giáo viên. Tại Ấn Độ, Quỹ Akansha được nhà nước tài trợ một phần đang phát triển thành công các trường học trong các khu phố nghèo của Mumbai.

Các nước phát triển cần phải hiểu rằng nếu họ không quan tâm đến giáo dục cảtỷ người nghèo nhất ở các nước đang phát triểnthì trong tương lai gần, họ sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất trong lịch sử . Robot trên thực tế sẽ đẩy một phần đáng kể người dân ở các nước nghèo ra khỏi đất nước.

Trong bối cảnh ảm đạm này nên nhớ rằng giáo dục vẫn có khả năng để nhanh chóng thay đổi và cải thiện tình hình. 50 năm trước, Hàn Quốc là một nước nghèo với tỷ lệ biết chữ rất thấp. Trong một vài thế hệ Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia giàu có nhờ việc xây dựng được một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới.

Các chính trị gia có tầm nhìn xa trông rộng đã hiểu được điều mà hình như cả thế giới đã quên: không có cách nào thoát khỏi đói nghèo nếu không đầu tư vào giáo dục.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tự động hóa sẽ gây ra khủng hoảng xã hội và di cư ở các nước nghèo