Trọng tâm của cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ chuyển từ kinh tế sang tầm nhìn quốc gia.

Từ Hiệp ước Tân Sửu ê chề thời nhà Thanh 120 năm trước đến cuộc khẩu chiến Trung - Mỹ ở Alaska

Nhân Hoàng | 21/03/2021, 07:44

Trọng tâm của cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ chuyển từ kinh tế sang tầm nhìn quốc gia.

Hiệp ước Tân Sửu hay Nghị định thư Bắc Kinh (Boxer Protocol) được kí kết giữa đại diện nhà Thanh Trung Quốc với 11 quốc gia sau sự kiện Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và sự kiện Liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh. Phía Trung Quốc coi đây là một trong những hiệp ước bất bình đẳng mà nhà Thanh ký kết sau Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, đem lại nhiều tổn thất nhất cho Trung Quốc cả về vật chất lẫn quyền lực của nhà nước và thể diện quốc gia. Hiệp ước được ký kết ngày 7.9.1901 (ngày 27 tháng 7 năm Tân Sửu) gồm 12 điều khoản và 19 phụ lục.

Cảnh nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc - Dương Khiết Trì công kích Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken ở thành phố Anchorage, bang Alaska được truyền thông nhà nước Trung Quốc phát đi phát lại nhiều lần.

"Trung Quốc có nền dân chủ kiểu Trung Quốc", Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì nói mà không gò bó từ ngữ trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với phái đoàn của Tổng thống Joe Biden.

"Nhiều người ở Mỹ thực sự không mấy tin tưởng vào nền dân chủ của Mỹ, và họ có nhiều quan điểm khác nhau về chính phủ Mỹ", Dương Khiết Trì đã công kích Mỹ, đưa ra những lời lẽ nảy lửa trong cuộc khẩu chiến của phái đoàn hai nước.

Theo trang Nikkei, thông điệp của Dương Khiết Trì rất rõ ràng: “Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch coronavirus, hệ thống của nó vượt trội hơn so với nền dân chủ kiểu Mỹ, vốn đã thất bại thảm hại trước phản ứng với đại dịch”.

Tuyên bố đầy tự tin của Dương Khiết Trì đại diện cho một sự thay đổi cơ bản trong động lực Mỹ-Trung, động thái mà Trung Quốc đã kiên nhẫn chờ đợi trong 120 năm qua.

tu-hiep-uoc-tan-suu-e-che-thoi-nha-thanh-120-nam-truoc-den-cuoc-khau-chien-voi-my-o-alaska.jpg
Ảnh ghép so sánh việc ký kết Hiệp ước Tân Sửu không công bằng vào năm 1901 với cuộc họp giữa Mỹ - Trung Quốc ở Alaska đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc

Sau cuộc họp ở Alaska, tờ Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) đã đăng bức ảnh ghép hai ảnh trên trang mạng xã hội Weibo. Hình ảnh trái ngược với việc ký kết Hiệp ước Tân Sửu giữa nhà Thanh và liên minh 8 quốc gia vào năm 1901 với cuộc họp ở Alaska mới nhất.

Bị buộc phải trả các khoản bồi thường lớn theo hiệp ước bất công, nhà Thanh đã bị đưa vào con đường dẫn đến sự sụp đổ của nó. Việc ký kết Hiệp ước Tân Sửu đã mang đến một chương nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Giờ đây, Trung Quốc, nơi từng cho phép các cường quốc phương Tây khai thác tàn bạo cách đây 120 năm, đã phục hồi trở lại. Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì cùng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đi 6.000 km đến đất Mỹ để chứng tỏ sự trở lại lịch sử và sân khấu hoàn toàn phù hợp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản trong năm nay.

Với một Trung Quốc tự tin đối mặt với cách tiếp cận mới của Tổng thống Biden về chính sách đối ngoại, thế đối đầu giữa hai siêu cường giờ đây đã bước sang giai đoạn mới. Nó đã phát triển từ một sự cạnh tranh kinh tế thành sự cạnh tranh bao trùm các quan điểm thế giới rộng lớn hơn.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã cố gắng gây áp lực buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong thương mại và mua nông sản, đe dọa áp thuế và trừng phạt cao hơn với các sản phẩm công nghệ cao.

Tổng thống Biden tìm cách dồn ép Trung Quốc bằng cách thành lập một mặt trận thống nhất với các đồng minh cùng chí hướng. Chính quyền Biden đã lên tiếng phản đối cuộc đàn áp của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ, phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và chiến dịch gây áp lực chống lại Đài Loan.

Mỹ cũng chuẩn bị tỉ mỉ cho cuộc họp ở Alaska. Đầu tiên, Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Quad trực tuyến, lần đầu tiên quy tụ các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.

Sau đó, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bay đến Đông Á để tham dự cuộc gặp 2+2 với người đồng cấp của Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai đều là đồng minh quan trọng của Mỹ trong việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.

tu-hiep-uoc-tan-suu-e-che-thoi-nha-thanh-120-nam-truoc-den-cuoc-khau-chien-voi-my-o-alaska1.jpg
Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu khi Dương Khiết Trì và Vương Nghị lắng nghe tại cuộc họp ở Alaska ngày 18.3

Thành phố Anchorage, bang Alaska đã được lựa chọn cẩn thận vì vị trí của nó - một trung điểm giữa Washington và Bắc Kinh nhưng là bang của Mỹ.

Sự hồi sinh của cuộc đối đầu Đông-Tây, lâu đời hơn nhiều so với Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũ, đang đặt ra một thách thức nghiêm trọng với thế giới.

Sự cạnh tranh có thể cản trở sự hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể làm việc cùng nhau vì lợi ích toàn cầu, chẳng hạn như đánh bại đại dịch COVID-19 và đảo ngược biến đổi khí hậu.

Daniel Russel, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết loại hình hợp tác chọn lọc giữa hai nước có thể có trong quá khứ đã trở nên khó khăn hơn nhiều.

"Trung Quốc mạnh hơn. Trung Quốc tự tin hơn. Nhà lãnh đạo Trung Quốc là người hiếu chiến hơn nhiều và Mỹ đang ở một vị thế yếu hơn, ngày nay, so với cách đây 5 năm", ông Daniel Russel nói.

Có một quốc gia châu Á trong số 8 nước đã áp dụng Hiệp ước Tân Sửu vào thời nhà Thanh là Nhật Bản. Trung Quốc có lẽ không quên điều đó.

Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại cuộc họp báo hôm 17.3 cho biết: “Nhật Bản, với mục đích ích kỷ là kiểm tra sự hồi sinh của Trung Quốc, sẵn sàng đóng vai trò như một chư hầu chiến lược của Mỹ, đi xa đến mức phá vỡ niềm tin và làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc”. Đó là một lời cảnh báo với Nhật Bản không nên bắt tay cùng phương Tây, giống như cách đây 120 năm.

Trong một tài liệu được đưa ra sau cuộc gặp 2 +2 giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ - Nhật Bản, hai nước bày tỏ quan ngại sâu sắc với mối đe dọa đang gia tăng của Trung Quốc.

Theo trang Nikkei, Bắc Kinh chắc chắn sẽ cố gắng gây áp lực với Nhật Bản, nước có nền kinh tế phụ thuộc sâu vào Trung Quốc. Kỹ năng ngoại giao của Nhật Bản cũng sẽ được kiểm tra.

Bài liên quan
Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ và Trung Quốc khẩu chiến dữ dội ở Alaska
Hôm 18.3, Mỹ và Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt các chính sách của nhau trong phiên mở đầu cuộc hội đàm trực tiếp cấp cao đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức tổng thống, với mối quan hệ căng thẳng sâu sắc của hai siêu cường được thể hiện công khai.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ Hiệp ước Tân Sửu ê chề thời nhà Thanh 120 năm trước đến cuộc khẩu chiến Trung - Mỹ ở Alaska