Bệnh lý tăng huyết áp đang ngày càng có dấu hiệu tăng nhanh ở người trẻ với tỉ lệ từ 5-12%. Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp ở người trẻ thường không có dấu hiệu điển hình khiến nhiều người có tâm lý chủ quan, lơ là khi mắc bệnh.

Tuổi chưa cao, huyết áp đã cao

Bài PR | 10/08/2016, 08:00

Bệnh lý tăng huyết áp đang ngày càng có dấu hiệu tăng nhanh ở người trẻ với tỉ lệ từ 5-12%. Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp ở người trẻ thường không có dấu hiệu điển hình khiến nhiều người có tâm lý chủ quan, lơ là khi mắc bệnh.

Vì sao trẻ tuổi vẫn bị tăng huyết áp?

Trước đây, mọi người thường lầm tưởng rằng tăng huyết áp chỉ xảy ra ở “tuổi xế chiều”. Nhưng sự thật, tăng huyết áp đang đe dọa người trẻ ở mức đáng báo động.

Tại nước ta, thống kê mới nhất của Hội Tim mạch Việt Nam cho thấy: số người trưởng thành (từ 25 tuổi) bị cao huyết áp tăng lên gần gấp đôi chỉ trong thời gian ngắn, từ 25.1% năm 2008 lên trên 47.3% năm 2015.

Bạn có biết?

Ở người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ ở mức 120/80 mmHg.

Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, một người bị tăng huyết áp khi có chỉ số đo từ 140/90 mmHg trở lên. Trong đó, tăng độ I là từ 140-159/90-99 mmHg; tăng độ II là từ 160-179/100-109 mmHg và tăng độ III khi huyết áp từ trên 180/110 mmHg.

Khác với người già thường do tuổi tác và ảnh hưởng từ các bệnh lý về thận, nội tiết, tim mạch… các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp ở người trẻ thường là:

     
  • Rối loạn mỡ máu: Cholesterol cao là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Phần cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng trong thành mạch, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp mạch máu. Cùng đó, tăng mỡ máu cũng làm tăng độ nhớt của máu, góp phần làm cao huyết áp.
  •  
  • Thừa cân, béo phì: những người thừa cân có lượng mô mỡ trong cơ thể cao khiến lượng tuần hoàn máu tăng tương ứng, làm tăng lực cản ngoại vi vủa động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập để bảo đảm cung cấp máu cho cơ thể; lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ xảy ra tăng huyết áp.
  •  
  • Ăn nhiều muối: chế độ ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.
  •  
  • Hút thuốc lá, rượu bia: Các chất kích thích, đặc biệt nicotin có trong thuốc lá làm kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và tăng huyết áp. Người lạm dụng rượu bia cũng làm gia tăng nguy cơ bị cao huyết áp ở người trẻ.
  •  
  • Stress:Sự căng thẳng tâm lý, lo âu quá mức làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm dẫn đến tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim làm tăng huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Tăng huyết áp khiến nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng lên gấp 2 so với người bình thường. Một thống kê tại Đức trước đây đã cho thấy nguy cơ tử vong trong một năm ở nước này: 1/1.000.000 cho đi máy bay, 1/5.000 đối với lái xe ô tô, hút thuốc lá là 1/250 và lên đến 1/50 đối với tăng huyết áp.

Giải pháp giúp ngăn ngừa tăng huyết áp cho người trẻ

Nếu người cao tuổi thường bị cao huyết áp trên thì người trẻ thường bị cao huyết áp dưới (huyết áp tâm trương). Có đến 70% trường hợp tăng huyết áp ở người trẻ không có các triệu chứng điển hình như nhức đầu, chóng mặt… mà thường có thể thấy các dấu hiệu không điển hình như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, mất tập trung…

Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên ĐHYD, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, cao huyết áp hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh từ sớm, việc chủ động điều chỉnh lối sống và chế độ ăn khoa học: hạn chế ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ; thường xuyên vận động, giữ cân nặng ở mức ổn định; bỏ thuốc lá, rượu bia; giảm stress… có vai trò quan trọng để đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường. Đặc biệt, cần quan tâm điều hòa cholesterol và các thành phần mỡ máu trong cơ thể để có thể vừa kiểm soát tăng huyết áp, vừa đẩy lùi được các biến chứng nguy hiểm.

Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp cùng hoạt chất thiên nhiên GDL-5 trong sản phẩm FAZ là giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tốt vấn đề tăng huyết áp

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất thiên nhiên GDL-5 được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ, có khả năng giúp cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa Receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên. Từ đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-c, hoạt hóa HDL-c trong máu nên giúp điều hòa mỡ máu an toàn và làm huyết áp ổn định.

Kết hợp chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh cùng hoạt chất GDL-5 mang lại hiệu quả cao trong quá trình phòng và điều trị bệnh cao huyết áp, đặc biệt ở người trẻ.

Xem video về cơ chế tác động của tinh chất GDL-5 giúp điều hòa mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch:

Hoàng Hoa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuổi chưa cao, huyết áp đã cao