Xu hướng doanh nghiệp Mỹ dần giảm mua hàng dệt may từ nhà cung cấp Trung Quốc khó có thể bị đảo ngược vì tân chính quyền Washington vẫn quyết tâm vẫn cam kết chống lại tình trạng lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Vấn đề lao động cưỡng bức khiến Mỹ quay lưng với hàng dệt may Trung Quốc

Cẩm Bình | 17/02/2021, 14:54

Xu hướng doanh nghiệp Mỹ dần giảm mua hàng dệt may từ nhà cung cấp Trung Quốc khó có thể bị đảo ngược vì tân chính quyền Washington vẫn quyết tâm vẫn cam kết chống lại tình trạng lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Theo số liệu từ Văn phòng Dệt may thuộc Bộ Thương mại Mỹ, thị phần của hàng dệt may Trung Quốc tại Mỹ năm 2020 chỉ còn 23% – mức thấp nhất trong thập kỷ qua. Tổng thị phần các đối thủ châu Á lớn của Trung Quốc (Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ, Campuchia) lại tăng 7% so với năm ngoái – lên mức hơn 42%.

Bên cạnh tác động do dịch bệnh đem lại cùng thuế quan áp đặt từ năm 2018, loạt lệnh cấm và hạn chế Mỹ đặt ra nhằm vào sản phẩm bông xuất xứ Tân Cương vì vấn đề lao động cưỡng bức cũng góp phần thu hẹp thị phần hàng dệt may Trung Quốc thời gian qua.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc sang Mỹ giảm đến hơn 30% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng xuất khẩu liên quan đến bông giảm gần 40%, chỉ 15% trang phục làm từ bông và 27% vải bông là đến từ Trung Quốc.

uschina.jpg
Năm 2020, chỉ 15% trang phục Mỹ nhập khẩu là đến từ Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg

Phó giáo sư Lục Thánh thuộc đại học Delaware nhận định: “Trung Quốc không nênh đánh giá thấp tác động của các yếu tố phi kinh tế đến triển vọng phát triển. Vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương cùng hàng loạt hành động chính quyền Washington thực hiện ảnh hưởng nghiêm trọng xuất khẩu hàng dệt may từ bông sang Mỹ”.

“Tân chính quyền thời Tổng thống Joe Biden đã tỏ rõ cam kết cải thiện nhân quyền và tiêu chuẩn lao động trong thương mại quốc tế. Nhiều khả năng biện pháp hạn chế hà khắc hơn hay thậm chí là trừng phạt kinh tế sẽ được ban hành, buộc doanh nghiệp Mỹ thay đổi tính toán về chi phí và lợi nhuận khi tìm kiếm nguồn cung hàng Trung Quốc vào năm nay”, phó giáo sư Lục nói thêm.

Đầu tháng trước, giới chức Mỹ hạ lệnh không cho xuất cảng sản phẩm từ bông và từ cà chua xuất xứ Tân Cương (tính cả mặt hàng sản xuất/ chế biến một phần hoặc toàn bộ ở Tân Cương). Xác định rõ nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu hay thành phẩm trong chuỗi cung ứng là việc khó khăn, nhưng nhiều nhãn hàng thời trang Mỹ thời gian qua đã rất cố gắng giảm tìm nguồn cung Trung Quốc trong khi vẫn duy trì được chi phí thấp.

china.jpg
Sản phẩm từ bông của Trung Quốc xuất sang Mỹ giảm liên tục - Ảnh: SCMP

Hiện Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Mỹ cả về số lượng lẫn giá trị. Phó giáo sư Lục đánh giá đánh giá lượng nhà cung cấp lớn và tốc độ hồi phục sản xuất nhanh chóng chính là lợi thế lớn cho Trung Quốc.

Với nguồn hàng Trung Quốc, nhà bán lẻ Mỹ ít phải lo lắng chuyện xuất xứ phức tạp khi đặt hàng (sản phẩm dệt may ở quốc gia châu Á khác đôi lúc nhập vải từ nơi khác, chẳng hạn Trung Quốc). Chuỗi cung ứng tương đối hoàn chỉnh tại Trung Quốc giúp doanh nghiệp Mỹ giảm nguy cơ gián đoạn thời kỳ dịch bệnh.

Số liệu chính thức cũng chỉ ra rằng lợi thế nguồn cung từ châu Á không thể dễ dàng bị thay thế bởi một số quốc gia gần Mỹ: hơn 70% hàng dệt may vẫn đến từ châu Á vào năm ngoái – mức ổn định trong một thập kỷ qua. Giá trị lẫn số lượng hàng dệt may nhập từ thành viên Thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) cũng như từ Hiệp định thương mại tự do Cộng hòa Dominica - Trung Mỹ - Mỹ (CAFTA-DR) tiếp tục mất thị phần mặc dù sở hữu chút ít lợi thế về giá cả và chủng loại.

Theo phó giáo sư Lục, các nhãn hàng thời trang Mỹ trong thời kỳ đại dịch không đủ năng lực tài chính để đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng tại Tây bán cầu, nên khả năng chuyển về tìm nguồn cung ở gần khó xảy ra năm nay.

Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vấn đề lao động cưỡng bức khiến Mỹ quay lưng với hàng dệt may Trung Quốc