Chẳng biết ai “quân sư” cho lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội về việc sẽ cấm mô tô, xe gắn máy lưu hành trong tương lai. Không biết vị “quân sư” này có biết người Hà Nội đi mô tô, xe gắn máy điêu luyện và cơ động hơn đi xe đạp hay không? Đôi khi việc này còn tiết kiệm diện tích lòng đường vì là “xe ôm”, trong khi người đi xe đạp thường 1 mình...

Vấn đề quan trọng song song với việc giải phóng vỉa hè Hà Nội

10/03/2017, 15:02

Chẳng biết ai “quân sư” cho lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội về việc sẽ cấm mô tô, xe gắn máy lưu hành trong tương lai. Không biết vị “quân sư” này có biết người Hà Nội đi mô tô, xe gắn máy điêu luyện và cơ động hơn đi xe đạp hay không? Đôi khi việc này còn tiết kiệm diện tích lòng đường vì là “xe ôm”, trong khi người đi xe đạp thường 1 mình...

Vỉa hè không chỉ để đi bộ

Ai cũng biết đường phố không thể không có vỉa hè (hay còn gọi là hè phố), bởi vì tác dụng của nó không chỉ dành cho người đi bộ, mà vỉa hè chính là hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường phố. Do đó, dư luận rất tán thành UBND thành phố Hà Nội giải phóng vỉa hè. Cụ thể là phân loại, đo đạc bề rộng vỉa hè thực tại trên đường phố, ngõ phố và ngách - hẻm công cộng (nếu có vỉa hè); đối chiếu với Tiêu chuẩn quy phạm (TCVN, TCN) quy định về bề rộng vỉa hè tương ứng. Trên cơ sở đó xác định phạm vi, kế hoạch, biện pháp, lộ trình… giải phóng (vỉa hè).

Đồng thời, không bỏ sót các hành vi vi phạm - lấn chiếm để xây dốc cao hơn cốt vỉa hè cho xe ô tô “phi mã” lên tầng trệt nhà phố; hoặc đặt chậu hoa, cây cảnh che hết lối đi bộ. Thậm chí lợi dụng vỉa hè trồng “rau sạch” trong hộp xốp. Theo đó, 14 hành vi vi phạm vỉa hè mà Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu ra vẫn còn thiếu.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa công bố số liệu thống kê cho thấy trong 180 quán bia vỉa hè ở thủ đô, có tới hơn 150 quán được công an “đứng sau”. Đồng nghĩa với 1 số cán bộ chiến sĩ công an tiếp tay vi phạm - lấn chiếm vỉa hè làm quán bia. Nếu số liệu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đưa ra có căn cứ, chứng cứ rõ ràng thì cũng nên công khai xử lý kỷ luật 1 số cán bộ tiếp tay vi phạm vỉa hè.

Cần giao giám đốc 2 cơ quan chủ công bảo đảm trật tự ATGT

Đặc biệt, “1 câu chuyện” quan trọng đó là song song với việc giải phóng vỉa hè, tôi kiến nghị lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội cần giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội bảo đảm trật tự ATGT, giảm tắc đường thủ đô bằng biện pháp xây dựng mạng lưới đường sá, giao lộ và tổ chức giao thông hợp lý, hiện đại.

Cụ thể, sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, để bỏ đèn tín hiệu cho xe cộ đi lại liên tục qua các nút giao thông không gian (khác mức - lập thể) tại các giao lộ Cầu chui, Cổ Linh - Đàm Quang Trung (quận Long Biên), Cầu Giấy - Láng (quận Cầu Giấy)… Xóa bỏ tình trạng chắp vá, nửa vời (vừa có cầu cạn, vừa có đèn tín hiệu) hiện nay tại các giao lộ “cỡ bự” này.

Quy định thêm nhiều đường phố 1 chiều (trong điều kiện có thể) để nâng cao năng lực thông hành xe. Hoặc có thể cấm xe ô tô biển trắng (chỉ trừ xe buýt) lưu hành trong giờ cao điểm trên 1 số tuyến phố nhất định, tự khắc mọi người đi vào những tuyến phố đó (trong giờ cao điểm) phải đi xe buýt hay xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp...

Chẳng biết ai “quân sư” cho lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội về việc sẽ cấm mô tô, xe gắn máy lưu hành trong tương lai. Không biết vị “quân sư” này có biết người Hà Nội đi mô tô, xe gắn máy điêu luyện và cơ động hơn đi xe đạp hay không? Đôi khi việc này còn tiết kiệm diện tích lòng đường vì là “xe ôm”, trong khi người đi xe đạp thường 1 mình...

Dĩ nhiên theo quy luật phát triển kinh tế, xã hội thì trong tương lai xe mô tô loại nhỏ (dung tích xi-lanh dưới 175 cm3), xe gắn máy (dung tích xi-lanh dưới 50 cm3) sẽ tự đào thải dần như “số phận” của xe đạp hiện nay trong thành phần phương tiện giao thông thành phố.

Về việc đầu tư xây dựng đường tầng (đường sắt trên cao), đường dưới lòng đất (dành cho tàu điện ngầm) và các tuyến BRT (xe buýt nhanh) là đương nhiên. Song cũng không nên hấp tấp, thất cách như tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa.

Đường từ Kim Mã - Yên Nghĩa chiều rộng chỉ vẻn vẹn 3 làn xe mỗi bên, lại "phung phí" lấy hẳn 1 làn xe để dành riêng cho BRT hoạt động với tần suất bình quân 7,5 phút/chuyến. Việc này dẫn đến việc cứ 7,5 phút (khi không có BRT lưu hành) lại xảy ra cảnh một bên chen chúc, trong khi một bên vắng tanh. Đã thế hầu hết các điểm dừng BRT bố trí quá gần các ngã tư có đèn tín hiệu, đó là điều tối kỵ trong tổ chức giao thông.

Còn Giám đốc Sở Công an Hà Nội cần bảo đảm trật tự ATGT, giảm tắc đường ở thủ đô bằng cách chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông địa phương và khai thác triệt để hệ thống đèn tín hiệu để điều khiển giao thông. Quán xuyến chu kỳ thời gian (tính từng giây) của đèn tín hiệu giao thông: xanh, vàng, đỏ và đỏ, xanh (bỏ vàng) thật hợp lý. Nếu không sẽ phản tác dụng.

Bố trí các chiến sĩ giám sát và xử lý kịp thời những tài xế ô tô đi sai làn xe tại phạm vi tách, nhập đường cao tốc với đường thấp tốc, để hạn chế tình trạng tắc đường cao tốc thủ đô…

Nguyễn Thành Lập

(Kỹ sư, cựu sĩ quan cao cấp công an, hiện đang ở Hà Nội)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vấn đề quan trọng song song với việc giải phóng vỉa hè Hà Nội