Phóng sự của kênh truyền hình Mỹ NBC News về tình hình tham gia bầu cử của người Mỹ gốc Á đã cho thấy tuy dân gốc châu Á ngày càng đông nhưng số người đi bỏ phiếu lại thấp nhất so với các nhóm sắc tộc khác ở Mỹ. Vì sao như thế?

Vì sao người Mỹ gốc Á ít quan tâm đến các cuộc bầu cử Mỹ?

Tuấn Anh | 24/08/2016, 06:28

Phóng sự của kênh truyền hình Mỹ NBC News về tình hình tham gia bầu cử của người Mỹ gốc Á đã cho thấy tuy dân gốc châu Á ngày càng đông nhưng số người đi bỏ phiếu lại thấp nhất so với các nhóm sắc tộc khác ở Mỹ. Vì sao như thế?

Hiện nay, cộng đồng người Mỹgốc châu Á đang tăng mạnh nhất so với các nhóm sắc tộc khác. Cộng đồng nàycũng được giáo dục tốt hơnvà có thu nhập cao nhất. Đây làhai yếu tố góp phần quan trọng thúc đẩy người dân tham gia thực hiện quyền bầu cử.

Trong khi đó,đài truyền hình NBC News ghi nhậnthống kê lại cho thấy tỉlệ tham gia bầu cử của người gốc Á tại Mỹ là thấp nhất.Lý domột phần vì đa số người Mỹ gốc Á thế hệ đầu tiên không nói tiếng Anh thành thạo cũng như không quen với các hoạt động dân chủ tại Mỹ.

Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, ngay cả những người đã quen với văn hóa Mỹ cũng cảm thấy không nhận được sự quan tâm đúng mực của các nhàchính trị.Một số khác lại cho rằng cáchphân biệt đối xử đãgây ra cho họ nhiều cản trở trong lúc tham gia bầu cử.

Theo Karthick Ramakrishnan, người sáng lập tổ chức nghiên cứu AAPI Data (Mỹ), các nhàchính trị Mỹ xưa nay vốn ít khi quan tâm đến cộng đồng người Mỹgốc Á so với cácnhóm sắc tộc khác.Ông phân tích:“Cộng đồng này thường xuyên bỏ phiếu cho ứng cửviên thuộc đảng đối thủ của đảng họ (đã đăng ký) trong các cuộc tranh cử do họ cảm thấy thiếu gắn bó với đảng của chính mình. Các chiến dịch tranh cử trong thời gian qua của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã bỏ qua cơ hội giành lấy số phiếu của cộng đồng này”.

Trở ngạivề rào cản ngôn ngữ

Theo Cục Thống kê dân số Mỹ, có đến một phần ba dân số gốc Á tại Mỹ chỉ nói được tiếng Anh cơ bản. Cùng với đó là bản thân cộng đồng này cũng sử dụng nhiều ngôn ngữ mẹ đẻ khác nhau. Tình hình nàyđã gây ra không ít khó khăn cho việc tìm hiểu thông tin và tham gia bầu cử của người gốc Á tại Mỹ.

Luật Bầu cử của Mỹ có những quy định nhằm giúp những người không thông thạo tiếng Anh có thể tham gia bỏ phiếu. Điều 203 trong luật quy định các địa phương khi tổ chức bầu cử phải dịch thông tin, văn bản bầu cử cũng như phiếu bầu sang cácthứ tiếng đang được 5% hoặc 10.000 người dân địa phương không thành thạo tiếng Anh sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 22 địa phương tại Mỹ đáp ứng được quy định này dành cho các ngôn ngữ châu Á.

Một quy định khác tại điều 208 cho phép cử tri có thể dẫn theo người phiên dịch vào phòngphiếu. Tuy vậy, không phải địa phương nào cũng chấp nhận quy định này.

Ông Jerry Vattamala, giám đốc chương trình Dân chủ thuộc Quỹ Bảo vệ pháp lý và giáo dục dành cho người Mỹ gốc Á tại New York, cho biết văn phòng của ông thường xuyên nhận được than phiền của các cử tri cho rằng một số địa điểm bầu cử từ chối không cho họ dẫn theo người phiêndịch.Về việc này, từ năm 1998 đến nayBộ Tư pháp Mỹđã kiện tổng cộng 12 địa phương về hành vivi phạm điều 208.

Về dân số, cộng đồng người gốc Á tại Mỹ đang ngày càng đông. Ví dụ tại thành phố Philadelphia, dân số Mỹ gốc Á đã tăng 40% trong giai đoạn từ năm2000 đến năm2010. Hiện nay, 7% dân số Philadelphia là người gốc châu Á.Cùng với sự phát triển lớn mạnh của dân số gốc Á, chính quyền Philadelphia đã có nỗ lựcgiúp cộng đồng này có thể tham gia bỏ phiếu dễ dàng hơn.

Trong suốt mùa tranh cử năm 2016, khi các đảng chọn ra ứng cử viên tham gia chạy đua vào Nhà Trắng, chính quyền Philiadelphia đã thuê tổng cộng 41 người phiêndịch giỏi các thứ tiếng châu Á để giúp người gốc Á không thạo tiếng Anh tham gia bầu cử. Tuy nhiên, các quan chức cũng công nhận mức thù lao dành cho người phiêndịch thấp nênnỗ lực này của thành phố không đạt được hiệu quả cao.

Tình nguyện viên trực điện thoại sử dụng 17 thứ tiếng châu Á để hỗ trợ cho cử tri trong kỳ tranh cử tại Los Angeles - Ảnh: NBC News

Lisa Deelay, ủyviên Hội đồng thành phố Philadelphia chuyên lo về bầu cử, nói: “Tại Philadelphia cứ mỗi sáu tháng lại có một kỳ bầu cử. Chúng tôi phải bảođảm được rằng mọi người dân, bất kể đang sử dụng tiếng Anh, tiếngHoa hay tiếng Việt đều có thể thực hiện quyền tham gia bầu cử của họ”.

Chất lượng các văn bản, thông tin về bầu cử được dịch sang một số tiếng châu Á cũng làvấn đề trở ngại.

sinh viên Beth Vang 21 tuổingười dân tộcHmong sống tại thành phố St. Paul (bang Minnesota) nói vớiNBC News, ví dụnhững từnhư “tổng thống” hoặc “dân chủ” khi được dịch thẳng từ tiếng Anh sang tiếng Hmong có thể mang nghĩa bất lịch sự và thô kệch. Cô nhận xét:“Có một số từ trong tiếng Hmong một khi đã thốt ra thế nào cũng sẽ khiến cho mọi người xung quanh tranh cãi”.

Mặc dù dịch vụ phiêndịch do chính quyền Mỹ cung cấp có thể hỗ trợ tại chỗ cho các cử tri không thạo tiếng Anh nhưng lại không thể giúp họ nắm đầy đủ thông tin về các kỳ bầu cử trước khi đi bỏ phiếu. Trong kỳ bầu cử lần này tại Mỹ, một số người dân tộcHmong còn cho rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông Barack Obama.

Nhiều người gốc Á không quen với văn hóa bầu cử

David Oh, người châu Á đầu tiên được bầu vào Hội đồng thành phố Philadelphia năm 2011, cho biết ông và các cộng sự đãphải đi đến từng nhà của những người gốc Áđể kêu gọi họ đăng ký tham gia bầu cử.Ông nhận xét: "Nhiều người thậm chí còn không biết họ có quyền bầu ra các quan chức chính quyền. Số nhiều đến từ Trung Quốc, nơi họ không thựcsự bầu cử. Đối với họ, đây là một thứ mới mẻ và họ vui vì điều này”.

Đối với một số người gốc Á, tham gia bầu cử tại Mỹ không những phức tạp mà đôi khi còn có phần đáng sợ.

Lue Yang làngười dân tộcHmong đến Mỹ sinh sống từ năm 1976 cho rằng không ít người cảm thấy những khái niệm dân chủ như tham gia bầu cử hay phát biểu ý kến cá nhân là rất xa lạ. Lue Yan nói:“Chẳng hạn tại Lào, một người càng lên tiếng phát biểu nhiều thì tai vạ lại càng ập lên đầu người đó”.

Quytrình bỏ phiếuphức tạp,lại khác nhau theo từng địa phương trên khắp nước Mỹ là trở ngại không nhỏ cản trở quyền tham gia bầu cử củangười không thông thạo tiếng Anh, theo Sundrop Carter, giám đốc Hội Liên hiệp Nhập cư và công dân Pennsylvania.Bà Carter (sinh ra tại Mỹ) kể rằng lần đầu tiên đi bầu tại Pennsylvania, bà đã không biết phải xoay sở như thế nào trong phòngphiếu mặc dù trước đó bà đãtừng bầu cử tại New York.

Bà nói:“Tôi tự hỏi phải bấm nút nào, chưa kể đến đủ thứ các loại đèn nhấp nháy xung quanh. Hãy tưởng tượng một người không thôngthạo tiếng Anh và chưa được hướng dẫn sử dụng máy bỏ phiếu sẽ cảm thấy sợ hãi như thế nào”.

Một bảng hướng dẫn "Bỏ phiếu tại đây" bằng các thứtiếng Anh, Tây Ban Nha, Hoa và tiếngViệt tại một địa điểm bầu cử ở Mỹ - Ảnh: AP

Theo phân tích của Chancee Martorell, giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng người Thái tại Los Angeles, đa số người Thái di cư sang Mỹ vào những năm 1980 đến từ cácvùng quê nghèo tại Thái Lan, ít được ăn học cũng như có tay nghề kém.

Đối với số người này, chính trị không phải là ưu tiên lớn trong cuộc sống thường ngày.Vài người đã liên hệ với văn phòng của bà để yêu cầu được giúp đỡ trong quá trình tham gia bầu cử, tuy nhiên luật Mỹ lại cấm các tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào hoạt động này.

Bà nhận xét:“Họ thậm chí còn không biết sự khác biệt giữa đảng Dân chủ và đảngCộng hòa, không phân biệt được cánh tả và cánh hữu”.

Norman Fong, giám đốc Trung tâm phát triển khu phố người Hoa tại San Francisco, cho biết vào những năm 1990, đa số người Hoa tại San Francisco, trong đó có nhiều người lớn tuổi, đãkhông tham gia bầu cử. Ngay cả cha mẹ của ông cũng không màng đến tình hình chính trị tại Mỹ.

Bị phân biệt đối xử, nhữngngười gốc Á cũng ngại đi bầu

Năm 2014, Quỹ Bảo vệ pháp lý và giáo dục dành cho người Mỹ gốc Á cho biết đã nhận được 349 lời than phiền từ cộng đồng người Mỹ gốc Á về các vấn đề khi tham gia bầu cử.Hơn một phần năm số hồ sơ này cho rằng họ đã bị yêu cầu phải chứng minh được là công dân Mỹ tại cácbang mà cử tri không cần mang theo căn cước vẫn có thể bỏ phiếu được.

Về nguyên tắc, chỉ một số ít đối tượng nhất định mới cần phải đưa ra bằng chứng đang là công dân Mỹtại cácbang này.Việc phải chứng minh là công dân Mỹ đã khiến không ít người gốc Á không sinh ra tại Mỹ gặp nhiều khó khăn khi đăng ký quyền bầu cử.

Tại bang Louisiana, một đạo luật yêu cầu người Mỹ sinh ra ở nước ngoài phải chứng minh đang là công dân Mỹ mới có quyền bầu cử. Hiện nay tại bang này có đến 72.000 người sinh ra ở nước ngoài được nhập tịch Mỹ. Tuy nhiên đạo luật trên không hề được đề cập đến trên mẫu đăng ký bầu cử lẫn trang mạng của bang, theo nhận xét củaTrung tâm Hỗ trợ Pháp lý dành cho người nghèo tại miền Nam.

Cô Thanh Mai, sinh ra tại Việt Nam và di dân sang Mỹ từ năm 1 tuổi, cho rằng mặc dù đã nhập tịch Mỹ từ lúc học phổ thông, nhưng sau đến 3 lần đăng ký, cô vẫn không có tên trong danh sách cử tri của bang Louisiana. Cơ quan chức năng địa phương trong một văn bản từ chối gửi cho Thanh Mai đã cho rằng “có lý do để kết luận rằng cô không phải là công dân Mỹ”.

Với sự hỗ trợ của tổ chức Mạng lưới pháp luật về công bằng trong bầu cử và Trung tâm hỗ trợ pháp luật cho người nghèo tại miền Nam, Thanh Mai cùng bốn công dân Mỹ khácđã kiện bang Louisiana vào tháng 5.2016. Chưa đầy một tháng sau đó,Thống đốc bang John Bel Edwards đã ra lệnh bãi bỏ đạo luật này.

Một vấn đề khác người gốc Á khi tham gia bầu cử thường gặp phải đó là những sai sót về tên khi được nhập vào hệ thống thông tin cử tri.

Giám đốc Vattamala của Quỹ dành cho người Mỹ gốc Á nhận xétnhững người có trách nhiệm nhập tên cử tri vào hệ thống thường không quen với những cái tên châu Á:“Những người nhập dữ liệu đôi khi thấy một cái tên có chứa đến ba cụm từvà không biết đâu là họ, đâulà tên. Kết quả là đôi khi họ thêm khoảng cách, xóa bớt chữ hoặc nhập sai ký tự vào tên các cử tri trên hệ thống”.

Ngoài ra, ông Vattamala còn cho rằng nhiều người gốcÁ tại Mỹ thường có tên phương Tây trên một số giấy tờ tùy thân nhưng cái tên đó lại không được nhập vào thông tin đăng ký bầu cử. Theo ông, những điều này khiến cho cử tri có tên khác với tên của họ trên hệ thống vàcó thể bị từ chối không được quyền bỏ phiếu nếu địa điểm tổ chức bầu cử không cho rằng hai tên trùng khớp với nhau.

Các nhà chính trị Mỹ ngày càng quan tâm đến cử tri gốc Á

Andy Toy, người phát ngôn của Liên hiệp Các tổ chức tương trợ người Đông Nam Á chi nhánh tại Philadelphia, nhận xétcộng đồng này vẫn chưa thiết lập được “cỗ máy chính trị” để từ đó trở thành tác nhân quan trọng trên chính trường Mỹ.

Ông giải thích: "Cỗ máy chính trị giống như một mạng lưới các mối quen biết để tìm kiếm công ăn việc làm và một số ân huệ, từ đó gia tăng sức mạnh chính trị của bộ phận sắc tộc này".Để làm được việc đó, ông cho rằng cộng đồng người Mỹ gốc Á phải tham gia bầu cử nhiều hơn nữa song song với việc tiếp tục tăng dân số.

Dân số gốc Á đang tăng lên tại Mỹ phần lớn nhờ vào người nhập cư. Người châu Á chiếm đa số trong tổng số người nhập cư vào Mỹ trong thời gian gần đây theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ).

Thống kê cho thấy có đến 74% người Mỹ gốc Á đã trưởng thành được sinh ra ở nước ngoài. Theo thăm dò của Pew, hơn 50% số người gốc Á nhập cư được hỏi cho biết họ cảm thấy cách biệt với cuộc sống của “người Mỹ bình thường”. Đó cũng là một trong những lý do khiến không nhiều người gốc Á tham gia bầu cử tại Mỹ.

Tình nguyện viên thuộcQuỹ Bảo vệ pháp lý và Giáo dục dành cho người Mỹ gốc Á thăm dò ý kiến cử tri vào năm 2000 - Ảnh: AALDF

Ông Vattamala cho rằng tổ chức của ông sẽ tiến hành thực hiện nhiều hơn cácthăm dò đểtìm hiểu các vấn đề quan trọng đối với cộng đồng người gốc Á, nhằm thúc đẩy họ tham gia nhiều hơn vào tình hình chính trị tại Mỹ.

Tuy nhiên, quan điểm chính trị bên trong cộng đồng này có không ít chia rẽ. Năm 2012, quỹ của ông Vattamalacông bố kết quảthăm dò cho thấy mặc dù về tổng thể có đến 65% người gốc Á ủng hộ cảicách luật nhập cư nhưng bất đồng bên trong cộng đồng này có thể nhận thấy được khi cảicách nhận được 78% người gốc Bangladesh ủng hộtrong khi sốngười gốc Việt ủng hộ chỉ chiếm46%.

David Ryu, thành viên gốc Á đầu tiên được bầu vào Hội đồng thành phố Los Angeles, cho rằng các nhàchính trị Mỹ trước nay vốn không quan tâm nhiều đến cộng đồng người gốc Á thìnay đã bắt đầu thay đổi.Ông ghi nhận:“Sau chiến dịch tranh cử của tôi, mọi người bắt đầu quan tâm đến người Mỹ gốc Á nhằm tranh thủ lá phiếu. Chúng ta cũng đã thấy có tới 70% người gốc Á bầu cho Tổng thống Obamanăm 2012”.

Các nhàchính trịMỹ tập trung giành cáclá phiếu độc lập (swing vote) của những người gốc Á không cam kết trước sẽ bỏ phiếu cho đảng nào, hoặc có thể sẽ bỏ phiếu cho ứng cửviên của đảng đối thủ do không được ứng cửviên đảng họ quan tâm.

Thành viên của đảng Cộng hòa Judy Chu nhận xét cáclá phiếu độc lập của người gốc Á đang nhận được sự chú ý của các nhàchính trị vì các phiếu bầu này rất có khả năng thay đổi cục diện tranh cử tại một số khu vực.

Judy Chu nhận xét:“Chúng tôi đang rất cố gắng để chiếm được số phiếu độc lập trong kỳ tranh cử tổng thống sắp tới. Đó là tại cácbang như Nevada, Virginia và Pennsylvania. Chúng tôi sẽ phải ra sức thuyết phục nhiều người gốc Á tại cácbang nàyđăng ký vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu”.

Huỳnh Hy (theo NBC News)
Bài liên quan
Đà Lạt trong top 9 điểm đến giá rẻ ở châu Á
Tại Việt Nam, Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất với mức giá phòng trung bình chỉ 1.570.000 đồng/đêm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao người Mỹ gốc Á ít quan tâm đến các cuộc bầu cử Mỹ?