Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo với Nhật Bản rằng nước này không được cho các tàu chiến của mình tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông giống như Mỹ. Nếu Tokyo làm điều ấy có thể sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện hành động quân sự trả đũa.
Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa cuối tháng 6 cảnh báo một quan chứccấp caoNhật Bản rằng Tokyo sẽ "vượt lằn ranh đỏ" nếu để các tàu chiến của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia chiến dịch tự do đi lại nhằm loại bỏ Bắc Kinh ở Biển Đông, Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao ngày 20.8 cho biết như vậy. Thậm chí, quan chức ngoại giaocủa Trung Quốc còn khẳng định là nếu Nhật Bản có hành động như cảnh báothì Bắc Kinh có thể đáp trả bằng hành động quân sự.
Theo nguồn tin mật nói với Japan Times, ông Trình nói với các quan chức cấp cao của Nhật Bản rằng Tokyo không nên tham gia vào một "hành động quân sự chung với quân đội Mỹ với mục đích là loại bỏ Trung Quốc khỏi Biển Đông".
Ông Trình còn nói Trung Quốc "không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền và không sợ những hành động khiêu khích quân sự".
Thông điệp của Đại sứ Trung Quốc được cho là rõ ràng và nhấn mạnh Nhật Bản không được "can thiệp" vào tình hình Biển Đông, khu vực mà Nhậtkhông hề có tuyên bố chủ quyền.
Đáp lại, một quan chức Nhật Bản nói với ông Trình rằngTokyo không có kế hoạch tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ nhưng chỉ trích mạnh mẽ động thái xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông của Bắc Kinh nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Lời cảnh báo của ông Trình được đưa ra không lâu trước khi Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan)ngày 12.7 bác bỏ yêu sách chủ quyền "đường 9đoạn" phi lý mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của PCA, với lý do tòa "không đủ thẩm quyền". Ngoài ra, Bắc Kinh còn chỉ trích Nhật Bản, Mỹ, Úc docác nước này ủng hộ phán quyết của PCA.
Dự kiến, trong thời gian tới Bắc Kinh sẽcòn tiếp tục cảnh báo Nhật Bản không được "can thiệp" vào tình hình tranh chấp trên Biển Đông. Gần nhất sẽ là dịpNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có khả năng sẽ gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida trong loạt cuộc gặp cấp bộ trưởng 3nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tổ chức ở Tokyo cuối tháng 8.
Tiếp đó, Trung Quốc cũng đang gấp rút chuẩn bị hội nghị G20 được tổ chức tại nước này vào đầu tháng 9 tới. Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo các nước tham dự hội nghị G20 không được đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo.
Từ tháng 10.2015, Mỹ bắt đầu điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông với lý do "bảo vệ quyền tự do hàng hải". Nhật Bản không có kế hoạch tham gia chiến dịch này nhưng để ngỏ khả năng điều tàu củaSDF theo bảo vệ tàu Mỹ.
Tranh chấp quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản gần đây lại nóng lên khi hàng loạt tàu cá, hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vào khu vực gần quần đảo trên. Nhật Bản nhiều lần triệu đại sứ Trung Quốc, ra công hàm phản đối hành động của Trung Quốc.
Thiên Hà (theo Japan Times)