Báo cáo "Di cư tìm cơ hội" được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 9.10 cho biết hiện tượng di cư trong khối ASEAN đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1995-2015 và đã biến Malaysia, Singapore, Thái Lan trở thành trung tâm di cư trong khu vực với 6,5 triệu dân di cư, chiếm 96% tổng số lao động di cư trong khối.

Việt Nam cần xây dựng chiến lược quốc gia xuất khẩu lao động

tuyetnhung | 10/10/2017, 17:41

Báo cáo "Di cư tìm cơ hội" được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 9.10 cho biết hiện tượng di cư trong khối ASEAN đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1995-2015 và đã biến Malaysia, Singapore, Thái Lan trở thành trung tâm di cư trong khu vực với 6,5 triệu dân di cư, chiếm 96% tổng số lao động di cư trong khối.

Báo cáo chỉ ra trong năm 2015 các nước trong khối đã nhận được tổng cộng 62 tỉ USD kiều hối. Trong đó, kiều hối chiếm 10% GDP tại Philippines, 7% tại Việt Nam, 5% tại Myanmar, 3% tại Campuchia.

Đối tượng lao động tay nghề thấp và ít được thống kê trong khu vực sang các nước khác tìm kiếm cơ hội việc làm trong các ngành xây dựng, trồng trọt, làm việc tại gia. Các công việc được trả lương cao hơn cũng có, nhưng người lao động thường không nắm bắt được cơ hội này.

Cộng đồng kinh tế ASEAN đã thực hiện một số bước nhằm tạo điều kiện cho lao động di chuyển trong khu vực, nhưng các quy định thường chỉ điều chỉnh một sốngành, nghề có kỹ năng như bác sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, nhân viên du lịch... chỉ chiếm khoảng 5% số việc làm trong khu vực.

"Nếu có chính sách đúng đắn, các nước có lao động xuất khẩu sẽ thu được lợi ích kinh tế và bảo vệ được lao động của mình. Và nếu phối hợp tốt chính sách nhập cư với chính sách kinh tế, các nước tiếp nhận có thể bù đắp được thiếu hụt nhân công và thúc đẩy phát triển kinh tế. Các nước trong khu vực có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội", ông Sudhir Shetty, chuyên gia kinh tế trưởng của WBkhu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho hay.

Song, báo cáo cũng cho rằng quy định nhập cư trong khu vực ASEAN còn hạn chế. Cụ thể, các rào cản di cư như quy trình tuyển dụng mất thời gian và tốn kém, quy định hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài, chính sách việc làm ngặt nghèo... đã và đang hạn chế cơ hội của người lao động và tác động lên phúc lợi của họ.

Những chính sách hạn chế này là do suy nghĩ lao động nhập cư có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên các nước nhận lao động. Tuy nhiên, bằng chứng chỉ ra một tính toán nếu con số tăng thuần lao động nhập cư là 10% thì sẽ kéo theo GDP tăng 1,1%. Tại Thái Lan, nếu không có lao động nhập cư, GDP sẽ giảm 0,75%.

"Dù đến nước nào trong khối thì lao động cũng phải chi một khoản chi phí bằng vài lần lương trung bình cả năm. Nếu cải tiến thủ tục nhập cư thì sẽ giảm được các khoản chi phí đắt đỏ này cho người lao động trong tương lai, và giúp các nước đáp ứng được đòi hỏi trên thị trường lao động của mình", ông Mauro Testaverde, chuyên gia kinh tế, Trưởng ban an sinh xã hội và việc làm toàn cầu của WB, làchủ biên báo cáo, nhận xét như vậy.

Theo báo cáo, nếu lao động được tự do di chuyển thì sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế khu vực do người lao động từ các nước thu nhập thấp sẽ có thêm cơ hội tăng thu nhập của mình. Lượng kiều hối so với GDP cũng rất đáng kể. Nếu cắt giảm các rào cản này đối với lao động tay nghề cao thì phúc lợi người lao động sẽ tăng 14%, và nếu áp dụng đối với toàn bộ lao động thì phúc lợi của họ sẽ tăng 29%.

Giới chuyên gia WB khuyến cáocác nước có thể áp dụng nhiều chính sách khác để tạo điều kiện đi lại dễ dàng hơn cho người lao động. Trong đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược quốc gia xuất khẩu lao độngtrong quá trình cải cách.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam cần xây dựng chiến lược quốc gia xuất khẩu lao động