Gần một nửa số vũ khí Mỹ xuất khẩu trong 5 năm qua đến Trung Đông đang lâm tình trạng chiến tranh với Ả Rập Saudi - nước nhập khẩu vũ khí nhiều thứ nhì thế giới.

Vũ khí Mỹ bán chạy qua Trung Đông

13/03/2018, 06:59

Gần một nửa số vũ khí Mỹ xuất khẩu trong 5 năm qua đến Trung Đông đang lâm tình trạng chiến tranh với Ả Rập Saudi - nước nhập khẩu vũ khí nhiều thứ nhì thế giới.

Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ bán cho không quân Ả Rập Saudi - Ảnh: Getty Images

Ngày 12.3, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Sipri) trình báo cáo cho biết việc chuyển nhượng vũ khí toàn cầu năm 2013 đến 2017 tăng 10% so với 5 năm trước đó.

Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, tăng doanh số 25% giữa hai giai đoạn nêu trên. Mỹ bán vũ khí cho khoảng 98 quốc gia trên thế giới, chiếm hơn 1/3 sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Nga đứng hạng nhì, bị giảm 7,1% tổng khối lượng xuất khẩu. Số vũ khí Mỹ xuất khẩu cao hơn của Nga 58%. Pháp, Đức và Trung Quốc cũng có tên trong Top 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Anh xếp hạng 6.

Tiến sĩ Aude Fleurant, chủ nhiệm nhánh chi quân sự - vũ khí của SIPRI, nói: “Dựa theo các hợp đồng ký thời Tổng thống Barack Obama, số vũ khí Mỹ bán trong các năm 2013-2017 đạt tầm cỡ cao nhất kể từ cuối những năm 1990. Các hợp đồng này cùng các hợp đồng lớn ký năm 2017 sẽ bảo đảm Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong những năm sắp tới”.

Trung Đông là khu vực có nhiều nước lâm cảnh chiến tranh trong 5 năm qua, chiếm 32% tổng số vũ khí nhập khẩu. Hoạt động này ở Trung Đông tăng gấp đôi từ năm 2013 đến 2017, và trong 5 năm trước đó. Mỹ, Anh và Pháp là 3 nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho khu vực này, trong khi Ả Rập Saudi, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là 3 nước mua vũ khí nhiều nhất.

Anh vừa trải thảm đỏ đón nhận Thái tử Ả Rập Saudi qua thăm hồi tuần trước, đã xuất khẩu gần một nửa số vũ khí cho Ả Rập Saudi, vương quốc đã tăng mức nhập khẩu vũ khí lên đến 225%.

SIPRI báo cáo Ả Rập Saudi sử dụng số vũ khí nhập khẩu vào những hoạt động quân sự lớn, đặc biệt ở cuộc can thiệp quân sự vào Yemen kể từ năm 2015. Chiến dịch làm chết hàng trăm người dân này nhằm đánh quân nổi dậy Houthi có Iran chống lưng đang chiếm thủ đô Sana’a. Danh sách mua vũ khí của Ả Rập Saudi gồm 78 máy bay chiến đấu cơ, 72 trực thăng tấn công và 328 xe tăng.

Nhà nghiên cứu trưởng Pieter Wezeman thuộc nhánh chi quân sự - vũ khí SIPRI, nói chiến tranh lan rộng ở Trung Đông, cùng những quan ngại nhân quyền đã khiến Tây Âu và Bắc Mỹ tranh luận việc nên hạn chế bán vũ khí. Nhưng Mỹ và các nước châu Âu vẫn là nguồn xuất khẩu vũ khí chính đến Trung Đông, cung cấp 98% vũ khí cho Ả Rập Saudi.

Ngược lại, đối thủ của Ả rập Saudi là Iran không có tên trong danh sách 40 nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Iran chỉ chiếm 10% tổng số vũ khí nhập vào Trung Đông. Iran đang bị quốc tế cấm vận vũ khí, chi rất ít vào việc mua vũ khí nước ngoài và dựa vào quyền lực mềm cùng quân ủy nhiệm để thúc đẩy các chính sách của Iran.

Israel tăng nhập khẩu vũ khí lên 125%, nhận vũ khí chủ yếu của Mỹ, Đức và Ý.

Ấn Độ mua nhiều vũ khí của Nga, đứng đầu danh sách các nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Ai Cập, UAE và Trung Quốc cũng nằm trong Top 5 các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất.

Nhà nghiên cứu trưởng Pieter Wezeman nói: “Căng thẳng giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc đang thúc đẩy Ấn tăng nhu cầu mua vũ khí vì Ấn chưa thể tự sản xuất. Ngược lại, Trung Quốc ngày càng có khả năng sản xuất vũ khí, và tiếp tục củng cố quan hệ với Pakistan, Bangladesh và Myanmar thông qua việc cung cấp vũ khí”.

Bích Ngọc (theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vũ khí Mỹ bán chạy qua Trung Đông