Thỉnh thoảng gặp anh Vũ Ngọc Giao như cánh chim giang hồ. Có chặng bạt gió, loay hoay hơn cả chục năm anh em mới có dịp ngồi trà đạo với nhau. Như sáng nay, tại một hiên trà Thiên An sau chợ Trương Minh Giảng - Sài gòn.

Vũ Ngọc Giao - Cánh chim giang hồ

nguyễn Hữu Hồng Minh | 30/06/2019, 08:33

Thỉnh thoảng gặp anh Vũ Ngọc Giao như cánh chim giang hồ. Có chặng bạt gió, loay hoay hơn cả chục năm anh em mới có dịp ngồi trà đạo với nhau. Như sáng nay, tại một hiên trà Thiên An sau chợ Trương Minh Giảng - Sài gòn.

Ngày xưa thi sĩ Bùi Giáng cũng ở trọ gần đây. Hình như trong một bài viết của nhà báo Nguyễn Ngu Ý nói gần nhà văn Mai Thảo cũng ở khu chợ này nữa. Còn xeo xéo phía trước cái chợ ồn ào bị khuất kia là đại học Vạn Hạnh. Nơi thường xuyên lui tới của các bậc tài hoa Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Nhất Hạnh… Đó là nói những thoang thoáng nhớ của tôi về cái sự đọc của một thời văn hóa Sải Gòn tan tác đã mất. Và buổi sáng nay, tuần trà thơ với thi sĩ, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao vây giữa “chợ huyền thoại” hoặc không đáng thú vị lắm sao?

Ừ, mà thấy Sài Gòn rộng lớn thật. Người xe ngược xuôi đông đảo. Giao vẫn vậy. Gã lãng tử bầu rượu tứ thơ ngược chiều gió bụi. Trên vai anh bây giờ là cây đàn guitar cũ. Anh có thể giang hồ bất cứ khi nào và cũng có thể hát bất cứ khi nào. Mặc thời gian như hoàng hôn nhẹ nhàng buông chùng mạng nhện có, không trước mắt… Mà lạ! Thời gian vẫn một màu trắng mông lung anh Giao nhỉ? Từ ngày còn trẻ khi tôi mới bước chân vào đại học và bây giờ đã 30 năm, liệu có gì khác nhau?

Hương trà thơm làm ôi nhớ lại tháng ngày đẹp nhất của tuổi trẻ, thời còn sinh viên. Dạo ấy, rời Thủ Đức sau khi học xong năm đầu, năm thứ hai chúng tôi chuyển về Sài Gòn. Tôi vẫn theo ngành sử miệt mài thư tịch cổ. Những bài thơ, bản nhạc tôi viết vẫn để đó, ấp vào sổ tay, xem ra không cóăn nhập gì với cái ngành mình đang theo học ở Đại học Tổng hợp. Xem ra cuộc đời định hướng, lựa chọn vàđưa đẩy là quá khác nhau. Để buông trôi! Sau này tôi nghiệm thấy cuộc đời Vũ Ngọc Giao chính là rong chơi.

Lại nhớ kỷ niệm. Tôi cùng mấy đứa bạn ở trọ trong con hẻm nhỏ sau lưng cảng Ba Son. Một sớm, đang ngủ nướng vì thức khuya, bỗng thấy ai lay lay vai: -“Dậy dậy, Minh ơi! Có anh nào đến tìm kìa…”.

Lúc đó vẫn còn sớm lắm. Tôi mắt nhắm, mắt mở lơ mơ, tính ngủ nướng, mặc kệ ai nhưng mấy chữ cuối “anh Giao tới chơi” làm tôi tỉnh hẳn. Ồ, thực không, Che Guevara? Đúng vậy, đó là nhà thơ, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao.

Chúng tôi gọi Giao là Che Guevara vì anh nhìn rất đẹp. Dáng dong dỏng, cao bồi, chịu chơi. Luôn đội một chiếc mũ bê rê nghiêng nghiêng và mặc bộ đồ jean màu đen rất ấn tượng. Đặc biệt những ngón tay anh suông dài. Bàn tay của một nghệ sĩ guitar thứ thiệt. Anh là người gầy dựng Câu lạc bộ guitar cổ điển Phú Nhuận, phổ thơ và viết rất nhiều ca khúc được các bạn trẻ thời đó yêu thích. Đặc biệt, sinh viên Đại học Tổng hợp giai đoạn này ai cũng thuộc bài hát anh phổ thơ Nguyễn Đăng Trình với những ca từ đẹp“Ngang qua cổng trường Tổng hợp / Nhơ nhớ cái thời sinh viên / Mắt ai nhìn ra cửa lớp / Nắng chiều nhảy nhót ngoài hiên/ Ngang qua cổng trường Tổng hợp / Tiêng tiếc cuộc tình Văn khoa / Em giấu sau hàng mi chớp / Ta tìm một đời chẳng ra”…

Hai anh em chúng tôi cùng đạp xe đi uống cà phê ở một quán đối diện đài truyền hình trên đường Đinh Tiên Hoàng. Dạo đó, tôi in nhiều thơ trên tạp chí Văn. Anh Giao đọc rất kỹ và góp ý những bài được, câu hay. Tôi còn nhớ anh thích mấy câu trong bài thơ dài “Hòn Khói” của tôi viết tặng Quốc Sinh“Ở đó câu thơ dấu chân về đã bị xóa đi / Khói vây bủa tôi không dứt / Gương mặt bạn rượu sáng, ánh lên / Chúng ta quên một ngày tím tái / Chúng ta dự cảm những điều không bình thường đang trờ lại…”

Cuộc sống này phải chăng được cấu trúc hay vây đặc những điều không

bình thường, bất thường? Những điều an lành, tốt đẹp quáít ỏi? Đến tận cùng những chân suy nghĩ về nhau cũng vậy. Đố kỵ, nghi hoặc và chia rẻ. Và mỗi chúng ta như những con cá len lỏi bơi qua nó như bơi qua những mắt lưới, những vùng biển đen tối. Nghệ thuật chỉ làánh chớp của hy vọng. Thi ca hay âm nhạc chỉ là những chấm sáng vụt hiện rồi biến mất trên một dải đen đặc hoang vu không tín hiệu. Người nghệ sĩđi trên giai điệu hay ngôn ngữ chông chênh hư thực. Lời thơ và tiếng hát là niềm chứng một niềm hy vọng.

Sau câu chuyện cà phê, hai anh em chúng tôi chia tay nhau. Tôi sẽ băng qua bên kia đường để vào giảng đường. Ngoái lại, vẫn thấy bóng Giao Che Guevara nghệ sĩ kiêu hãnh bước đi phía trước…

***

Tôi đã từng viết một truyện ngắn có tên “Độc Trúy cầm” để tặng Vũ Ngọc Giao. Mội người đều có một độc trúy, độc thủ của riêng mình để đi trong cuộc đời. Trong nghệ thuật xa xôi, côđơn càng phải như vậy!

Vũ Ngọc Giao phổ nhạc rất hay. Ca khúc nỗi niềm tôi nhớ là “Người đàn ông mắt buồn” thơ Đỗ Trung Quân.“Ở đâu đó trong hồn một điệu ru buồn bã / Người đàn ông mắt buồn / Một hôm không còn thơ ấu / Những chiều ngồi lặng im / Nhìn hoàng hôn rơi ngoài ngõ / Người đàn ông mắt buồn / Ngủ im hay là đang chết?”

Cuối mùa của tuổi bốn mươi tôi hôm nay, tình cờ gặp lại Giao. Những ngón tay anh vẫn bình thản lướt trên cần đàn một khúc romance.

Con đường vẫn trải dài hoang vu bất tận. Tiếng đàn xao xác…

Hình như giữa chúng tôi mỗi thân phận vẫn đang loay hoay tìm ý nghĩa cuộc tồn tại của mình. Dù biết khi biến mất khỏi cuộc chơi này điều đó vẫn chỉ là niềm hy vọng. Vậy tại sao không dùng tiếng hát, giai điệu làm điều cứu rỗi?

Người đàn ông ngồi trước mặt tôi mắt quá buồn. Y đang ngủ in hay làđang chết?

Nguyễn Hữu Hồng Minh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vũ Ngọc Giao - Cánh chim giang hồ