Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất, thậm chí hơn cả dịch COVID-19, Ebola, lao và cúm.

WHO: Dịch bệnh dễ lây lan hơn COVID-19, lao, cúm có nguy cơ bùng phát vì 22 triệu trẻ không được tiêm vắc xin

Đan Thuỳ | 11/11/2021, 08:12

Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất, thậm chí hơn cả dịch COVID-19, Ebola, lao và cúm.

WHO: Số ca tử vong do COVID-19 giảm trên thế giới trừ châu Âu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong do COVID-19 đã tăng 10% ở châu Âu trong tuần qua. Qua đó, khu vực này trở thành châu lục hiếm hoi trên thế giới có số ca COVID-19 và tử vong tăng đều đặn.

Đây là tuần thứ 6 liên tiếp số ca mắc COVID-19 và tử vong do bệnh này tăng trên khắp khu vực châu Âu. Trong báo cáo hàng tuần về đại dịch, WHO - cơ quan y tế Liên Hợp Quốc nói hôm 10.11 rằng có khoảng 3,1 triệu ca mắc COVID-19 mới trên toàn cầu, tăng khoảng 1% so với tuần trước. Gần 2/3 số ca COVID-19, tương đương 1,9 triệu, là ở châu Âu, nơi số bệnh nhân tăng 7%.

Các quốc gia có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất trên toàn thế giới gồm Mỹ, Nga, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức. Số ca tử vong do COVID-19 hàng tuần đã giảm khoảng 4% trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Âu.

Trong số 61 quốc gia thành viên WHO thuộc khu vực châu Âu, 42% đã báo cáo số ca mắc COVID-19 tăng ít nhất 10% vào tuần trước. Tại châu Mỹ, WHO cho biết số ca COVID-19 mới hàng tuần giảm 5% và người chết do bệnh này giảm 14%.

anh-chup-man-hinh-2021-11-11-luc-08.09.03.png
Châu Âu lại trở  thành khu vực nóng của đại dịch COVID-19 - Ảnh: SCMP

Hôm 9.11, hãng Pfizer đã yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường ở tất cả người lớn. WHO kêu gọi các quốc gia không nên tiêm mũi vắc xin tăng cường đến ít nhất là cuối năm nay, nhưng có khoảng 60 nước đã triển khai chiến dịch này.

Tuần trước, Giám đốc WHO khu vực châu Âu - Tiến sĩ Hans Kluge cho biết châu Âu một lần nữa “trở thành tâm điểm của đại dịch”. Ông cảnh báo rằng nếu không có nhiều hành động hơn để ngăn chặn đại dịch COVID-19, châu Âu có thể phải chứng kiến 500.000 ca tử vong tính đến tháng 2.2022.

Thế giới có nguy cơ bùng phát dịch sởi do COVID-19 làm gián đoạn việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch sởi sau khi hơn 22 triệu trẻ sơ sinh không được tiêm vắc xin sởi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.

Báo cáo chung của WHO và CDC cho biết các trường hợp mắc bệnh sởi được báo cáo đã giảm hơn 80% vào năm ngoái so với 2019, nhưng số lượng trẻ em chưa tiêm vắc xin sởi cao hơn khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh và trở nặng.

Năm 2020 có thêm khoảng 3 triệu trẻ em bỏ lỡ các mũi tiêm phòng sởi so với 2019, đây là mức tăng lớn nhất trong hai thập kỷ. Điều này sẽ đe doạ các nỗ lực trên toàn cầu nhằm xóa sổ căn bệnh sởi.

“Số lượng lớn trẻ em không được tiêm vắc xin, dịch sởi bùng phát và việc phát hiện, chẩn đoán bệnh được chuyển hướng sang hỗ trợ đáp ứng cho đại dịch COVID-19. Đó là những yếu tố làm tăng khả năng tử vong liên quan đến bệnh sởi và các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em”, theo Kevin Cain, người đứng đầu cơ quan tiêm chủng của CDC.

ap20325788232673.jpeg
Không được tiêm phòng vắc xin sởi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc bệnh  - Ảnh: Internet 

Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất được biết đến, thậm chí hơn cả dịch COVID-19, Ebola, lao và cúm. Nó có thể đặc biệt gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm cả viêm phổi.

Năm 2019, số ca mắc bệnh sởi được ghi nhận cao nhất trong gần ¼ thế kỷ qua. Báo cáo mới nhất cho biết 24 chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã được lên kế hoạch bước đầu cho năm 2020 tại 23 quốc gia nhưng bị hoãn lại, khiến cho hơn 93 triệu người có nguy cơ mắc bệnh.

Tiến sĩ Kate O’Brien, Giám đốc bộ phận tiêm chủng của WHO, nói: “Điều quan trọng là các quốc gia phải tiêm vắc xin càng nhanh càng tốt để chống lại đại dịch COVID-19. Nhưng điều này cũng đòi hỏi các nguồn lực mới để không làm ảnh hưởng đến các chương trình tiêm chủng thiết yếu. Tiêm chủng định kỳ phải được bảo vệ và tăng cường, nếu không chúng ta có nguy cơ đánh đổi căn bệnh chết người này bằng bệnh khác”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
12 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: Dịch bệnh dễ lây lan hơn COVID-19, lao, cúm có nguy cơ bùng phát vì 22 triệu trẻ không được tiêm vắc xin