Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy hợp tác an ninh với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Tuy nhiên, nỗ lực lập "bộ tứ" đang gặp trở ngại khi Ấn Độ rất hạn chế chia sẻ dữ liệu và không tiết lộ các hệ thống thông tin liên lạc quân sự nhạy cảm.

Ấn Độ khó tập trận chung với Mỹ, Nhật vì... vũ khí Nga

Cẩm Bình | 24/11/2017, 20:24

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy hợp tác an ninh với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Tuy nhiên, nỗ lực lập "bộ tứ" đang gặp trở ngại khi Ấn Độ rất hạn chế chia sẻ dữ liệu và không tiết lộ các hệ thống thông tin liên lạc quân sự nhạy cảm.

Theo trang Reuters, các cuộc tập trận hải quân chung là trọng tâm trong quan hệ của "bộ tứ"nhằm tạo đối trọng vớiTrung Quốc. Nhưng trong khi quân đội Mỹ, Nhật và Úc dễ dàng phối hợp với nhau vì họ có liên kết dữ liệu và dùng chung hệ thống chiến đấu do Mỹ thiết kế, thì Ấn Độ lạilà “kẻ ngoài cuộc”.

Reuters chỉ ra rằng có hai yếu tố khiến chuyện hợp tác với hải quân Ấn Độ bị hạn chế. Thứ nhất là hầu hết tàu chiến và máy bay của New Delhi đều là sản phẩm của Nga. Thứ hai, quan trọng hơn, chính quyền và quân đội nước này rất hạn chế chia sẻ dữ liệu và cũng không chịu tiết lộ các hệ thống thông tin liên lạc quân sự nhạy cảm.

Mỹ là nước tập trận nhiều nhất với Ấn Độ, nhưng nhiều nguồn tin hải quân và chuyên gia đều nhận định rằng đây giống như “hoạt động làm quen văn hóa” hơn là các cuộc tập trận chuẩn bị cho chiến đấu.

Theo các nguồn tin quân sự Nhật và Ấn, đó là vì Ấn Độ không chịu kýmột thỏa thuận về chia sẻ dữ liệu, nên các cuộc tập trận thường được tiến hành thông qua những lệnh chỉ huy thoại hoặc bằng văn bản, với sự trao đổi thông tin thô sơ kiểu SMS.

Ông Abhijit Iyer-Mitra, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu hòa bình và xung đột tại New Delhi, người chuyên theo dõi các cuộc tập trận, cho biết: “Hãy tưởng tượng như bạn đang chỉ đường cho bạn bè tới nhà mình trong những năm 1980. Bên trái của bạn có thể là bên phải của họ, cả hai người đều không hiểu rõ tình huống hiện tại”.

“Cái mà người Mỹ muốn là trong năm 2017, bạn chỉ cần đánh dấu địa điểm trên bản đồ Google rồi chia sẻ. Bạn biết người bạn của mình ở đâu, người đó biết nhà bạn ở đâu và biết đi đến đó bằng cách nào”, theo ông Abhijit Iyer-Mitra.

Những cuộc tập trận thường niên

Sáng kiến lập “bộ tứ” đã xuất hiện cách đây một thập niêntrước và đã được làm sống lại với một cuộc gặp 4bên Mỹ - Nhật - Ấn - Úc bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Philippines vừa qua.

Chính quyền Trump đã thảo luận chuyện hợp tác với Ấn Độ nhằm thúc đẩy chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở, tự do và thịnh vượng”. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gọi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là “một vùng chiến lược”, còn Mỹ và Ấn Độ là “giá chặn sách” ở khu vực.

Theo Ngoại trưởng Mỹ: “Nói một cách cụ thể, điều này sẽ dẫn đến sự hợp tác tuyệt vời giữa quân đội Ấn, Nhật, Mỹ trong nhận thức về các vấn đề hàng hải, chống tàu ngầm, chống đổ bộ, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ khi thảm họa, tìm kiếm và cứu hộ”.

Hiện thực hóa ý tưởng này, Mỹ và Ấn đã điều thêm nhiều tàu chiến uy lực hơn tham gia các cuộc tập trận Malabar thường niên. Cuộc tập trận cũng có sự tham gia của Nhật.

Cụ thể, năm nay nhóm tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ đã được triển khai đến vùng biển phía đông Ấn Độ, cùng với một tàu sân bay Ấn Độ và một tàu sân bay trực thăng Nhật Bản tập trận.

Nhóm tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ được triển khai đến vùng biển phía đông Ấn Độ tham gia tập trận - Ảnh: Times of India

Một quan chức của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cho hay khi tập trận với Ấn Độ, trao đổi thông tin chủ yếu bằng hình thức truyền thoại. Không có kết nối vệ tinh để hải quân hai bên có thể tiếp cận thông tin và chia sẻ hình ảnh màn hình hiển thị trong các trung tâm chỉ huy trên tàu.

Quan chức giấu tên này nhận xét liên lạc thường là khía cạnh khó nhất của bất kỳ cuộc tập trận chung nào.

Ấn Độ đang gây khó

Reuters cho biết những cuộc tập trận như vậy là để tạo nền tảng cho hoạt động tuần tra chung mà Mỹ muốn thực hiện với Ấn Độ cùng các đồng minh trên khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Theo đại tá Christopher Logan, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, mục tiêu của các cuộc tập trận chung là đạt được khả năng tương tác tốt hơn. Ngoài ra, vai trò cao hơn của Ấn Độ với tư cách một đối tác quốc phòng lớn của Mỹ sẽ giúp thúc đẩy quan hệ này.

Sau 10 năm tranh cãi, Ấn Độ năm 2016 đã kývới Mỹ một thỏa thuận hậu cần quân sự, nhưng hai thỏa thuận khác, Biên bản ghi nhớ về Hiệp định bảo mật thông tin liên lạc (CISMOA) và Thỏa thuận Hợp tác và trao đổi cơ bản (BECA) vẫn đang bế tắc.

Theo phía Mỹ, CISMOA sẽ cho phép Mỹ cung cấp cho Ấn Độ các thiết bị và hệ thống liên lạc mã hóa, còn BECA sẽ là khuôn khổ để Mỹ có thể chia sẻ dữ liệu nhạy cảm nhằm cùng Ấn Độ xác định mục tiêu và điều hướng tốt hơn.

Nhưng phía Ấn Độ cho rằng nếu đồng ý CISMOA, họ sẽ để lộ các liên lạc quân sự với Mỹ, và thậm chí để Mỹ biết được các hoạt động quân sự mà trong đó lợi ích của Mỹ và Ấn Độ không gặp nhau, ví dụ các chiến dịch của Ấn Độ với Pakistan, một quan chức New Delhi cho biết.

Ấn Độ sợ để lộ các liên lạc quân sự cho Mỹ - Ảnh: Star and Stripes

Theo ông Gurpreet Khurana, Giám đốc Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ, lo ngại của Ấn Độ xoay quanh chuyện sợ bị mất tự chủ khi chấp thuận theo những thủ tục và quy tắc hoạt động của Mỹ.

Một nguồn tin Ấn Độ cho biết Mỹ có lần đã đề xuất dùng hệ thống liên lạc di động mang tên CENTRIXS, có khả năng truyền dữ liệu đánh giá tình hình đầy đủ cho các tàu Ấn Độ khi hai bên tập luyện cùng nhau. Nhưng Ấn Độ từ chối kết nối với hệ thống này trong thời gian tập luyện vì lý do bảo đảm an ninh vận hành.

Cũng theo nguồn tin này, hoạt động liên lạc trong các cuộc tập trận không quân chung cũng bị hạn chế nghiêm ngặt. Ấn Độ cử các máy bay Sukhoi mua của Nga tham gia tập trận nhưng tắt đi hệ thống radar và thiết bị làm nhiễu.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mô hình AI có thể dự báo lũ lụt ở mọi con sông trên Trái đất với khả năng vượt trội
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển ra mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ED-DLSTM, có thể dự báo nguy cơ lũ lụt và dòng chảy qua nhiều khu vực, vùng miền khác nhau trên thế giới, ngay cả ở các lưu vực thiếu dữ liệu thủy văn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ khó tập trận chung với Mỹ, Nhật vì... vũ khí Nga