Theo nhiều chuyên gia tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), để giữ vững ảnh hưởng ở Nam Á thì Ấn Độ phải phát huy thế mạnh, chứ không phải chạy đua đổ tiền đầu tư vào các nước với Trung Quốc.

Ấn Độ không dùng ‘ngoại giao tiền tệ’ để cạnh tranh với Trung Quốc

Cẩm Bình | 06/10/2017, 17:47

Theo nhiều chuyên gia tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), để giữ vững ảnh hưởng ở Nam Á thì Ấn Độ phải phát huy thế mạnh, chứ không phải chạy đua đổ tiền đầu tư vào các nước với Trung Quốc.

Nhằm thực hiện sáng kiến MộtVành Đai Một Con Đường, chính quyền Bắc Kinh đã ồ ạt tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở Nam Á, nơi vốn được xem là “sâu sau” của Ấn Độ, như dự án cảng Hambantota ở Sri Lanka và Hành lang kinh tế Trung Quốc- Pakistan (CPEC).

Những động thái của Trung Quốc đã vấp phải chỉ trích từ Ấn Độ, quan hệ Trung -Ấn cũng từ đây mà trở nên căng thẳng. Gần đây nhất, hai bên đã có căng thẳng quân sự 73 ngày tại cao nguyên Doklam thuộc Bhutan.

Trước đó, Ấn Độ đã từ chối tham gia chương trìnhMột Vành Đai, Một Con Đường vì lý do chính trị.

Ấn Độ với tư cách là một cường quốc lâu đời ở Nam Á đang phải tìm cách bảo vệ tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực, đài CNBC cho biết.

Theo các chuyên gia dự hội nghị thượng đỉnh WEF, Ấn Độ nên “chơi đúng sức mình” thay vì cố bỏ ra số tiền đầu tư lớn như Trung Quốc.

Thành viên của Quốc hội Ấn Độ Shashi Tharoor phát biểu tại hội nghị: “Trung Quốc có hàng đống tiền để đầu tư vào các nước. Chúng ta không có, nhưng chúng ta có thể làm những chuyện khác ở nhiều lĩnh vực khác”.

Làm rõ hơn ý của ông Shashi Tharoor, các nhà phân tích tại WEF cho rằng để tránh Trung Quốc tăng ảnh hưởng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nên tiếp tục xuất khẩu công nghệ chi phí thấp và cung cấp những khoản vay ưu đãi.

CNBC cho biết, Ấn Độ từ lâu đã nổi lên là quốc gia hàng đầu về công nghệ chi phí thấp ở Nam Á và Đông Nam Á. Hiện dược phẩm giá phải chăng của Ấn Độ đang được quan tâm nhiều, và nước này cũng đang dẫn đầu trong phát triển ngành năng lượng mặt trời.

Ý tưởng thành lập Liên minh quốc tế về Năng lượng Mặt trời (ISA) do Ấn Độ đề xuất đã thành hiện thực vào tháng 4.2017. Mục đích của liên mình này là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng mặt trời giữa các nước thành viên, theo CNBC.

Ấn Độ có thể dùng thế mạnh trong xuất khẩu công nghệ chi phí thấp, đặc biệt là công nghệ trong ngành năng lượng mặt trời,
để giành lấy ảnh hưởng ở Nam Á - Ảnh: Livemint

Biên tập viên Suhasini Haidar của tờ The Hindu khẳng định: “Nếu Ấn Độ quyết cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận đầu tư thì chúng ta sẽ gây thất vọng. Chúng ta phải phát huy thế mạnh của mình. Ấn Độ có lợi thế về lĩnh vực này (công nghệ chi phí thấp) vì chúng ta có cùng những khó khăn với những thị trường khác trong khu vực, như là nạn nghèo đói và thời tiết khắc nghiệt”.

Còn theo cựu Cố ấn an ninh quốc gia Ấn Độ Leela Ponappa, Ấn Độ còn có thể hỗ trợ các nước Nam Á phát triển kinh tế bằng những khoản vay bằng đồng rupee Ấn để giảm các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái và phá giá đồng tiền.

Cũng theo bà Leela Ponappa, Thủ tướng Modi chỉ nên tập trung làm giàu thêm thành tích phát triển nguồn nhân lực ở Nam Á đang rất ấn tượng của Ấn Độ.

Cẩm Bình (theo CNBC)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
3 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ không dùng ‘ngoại giao tiền tệ’ để cạnh tranh với Trung Quốc