Các bệnh viện trên địa bàn bang Rajasthan đều ghi nhận số ca say nắng tăng mạnh, do nhiệt độ khốc liệt trên khắp miền bắc Ấn Độ kéo dài sang ngày thứ 4 (4.6).

Ấn Độ: Không thể uống trà hay cà phê vì nắng nóng kỷ lục

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 05/06/2019, 19:40

Các bệnh viện trên địa bàn bang Rajasthan đều ghi nhận số ca say nắng tăng mạnh, do nhiệt độ khốc liệt trên khắp miền bắc Ấn Độ kéo dài sang ngày thứ 4 (4.6).

Chính quyền Rajasthan khuyên người dân không nên uống trà, cà phê hoặc đồ uống có cồn trong thời gian nắng nóng.

Thành phố Churu (thuộc Rajasthan) vừa hứng chịu 2 ngày nhiệt độ tối đa trên 50 độ C. Thiết bị làm mát cùng nồi đất chứa nước xuất hiện ở địa điểm công cộng. Bệnh viện thành phố tiếp nhận 10 trường hợp say nắng.

Giáo viên Sanjay Kumar đang nằm viện cho biết: “Tôi nôn rất nhiều. Toàn thân bị bỏng và chẳng thể đi đâu vì nhiệt độ quá cao”.

Số ca say nắng tăng cao - Ảnh: Reuters

Nông dân Narendra Kumar quen với nhiệt độ cao, nhưng đàn bò của ông đang phải chịu đựng.

“Đàn gia súc của tôi thấy nóng. Ban ngày - lúc nhiệt độ lên đỉnh điểm, chúng tôi phải đưa chúng vào chuồng và bật máy làm mát”, nông dân Kumar chia sẻ.

May mắn là mức nhiệt ở Churu giảm dần: Từ 50,6 độ C hôm 1.6 xuống còn 48 độ ngày 4.6. Giới chức năng đã rất lo ngại có kỷ lục mới quá 51 độ (tháng 5.2016 tại thành phố Phalodi).

Nước mía được ưa chuộng hơn trà hay cà phê vào thời điểm nắng nóng - Ảnh: Straits Times

Hàng loạt thành phố trên khắp Ấn Độ (kể cả thủ đô New Delhi) đều chìm trong nắng nóng. Bộ Y tế nước này phải ban hành cảnh báo, nhiều nơi đình chỉ hoạt động ngoài trời.

Gió mùa hằng năm đem lại lượng mưa cho khu vực Nam Á đến chậm hơn bình thường khoảng 1 tuần, dự kiến ngày 6.6 mới xuất hiện ở phía nam Ấn Độ. Đơn vị dự báo thời tiết tư nhân Skyme xác định lượng mưa năm nay sẽ ít hơn.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Tesla có thể tiến vào thị trường Ấn Độ
Đài CNN đưa tin tỷ phú Elon Musk dự kiến sang Ấn Độ vào tuần tới. Ông sẽ nhân chuyến thăm công bố kế hoạch xây nhà máy Tesla ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ: Không thể uống trà hay cà phê vì nắng nóng kỷ lục