Anh tăng cường giám sát các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp từ nước ngoài trước những lo ngại về việc công nghệ nhạy cảm có thể bị đưa sang Trung Quốc.

Anh nỗ lực ngăn chặn công nghệ nhạy cảm ‘tuồn’ sang Trung Quốc

Hoàng Vũ | 02/05/2021, 10:40

Anh tăng cường giám sát các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp từ nước ngoài trước những lo ngại về việc công nghệ nhạy cảm có thể bị đưa sang Trung Quốc.

Theo Nikkei, Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư, đã chính thức được ban bố vào hôm 29.4, yêu cầu các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có liên quan tới nước ngoài trong 17 lĩnh vực bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ lượng tử, truyền thông, quốc phòng và năng lượng, phải được thông báo trước tới chính phủ. Chính phủ Anh có thể chặn bất kỳ giao dịch nào được coi là có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

Các công ty không thông báo trước cho chính phủ sẽ bị phạt 5% doanh thu toàn cầu hoặc 10 triệu bảng Anh (khoảng 13,8 triệu USD). Chính phủ Anh dự kiến ​​sẽ xem xét các giao dịch tiềm năng trong vòng 30 ngày làm việc.

“Chúng tôi muốn hỗ trợ ngành công nghiệp công nghệ của Vương quốc Anh phát triển mạnh và hoan nghênh đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, chúng tôi cần phải xem xét các tác động an ninh quốc gia đối với các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp từ nước ngoài”, Bộ trưởng phụ trách Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh, ông Oliver Dowden cho hay.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc các công nghệ có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia bị rò rỉ ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Trong nhiều năm, Anh được cho là đã tận hưởng "kỷ nguyên vàng" trong mối quan hệ với Trung Quốc vốn tập trung chủ yếu vào lợi ích kinh tế. Nhưng điều này hiện đã thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây. Một nhóm các nhà lập pháp Bảo thủ đã thành lập Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc vào tháng 4 năm ngoái, tạo động lực cho các quan điểm cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Cũng trong năm 2020, chính phủ Anh đã quyết định cấm thiết bị của tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies khỏi các cơ sở hạ tầng mạng không dây 5G.

Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực quan trọng khác trong những năm gần đây. Do đó, có nhiều lo ngại rằng các doanh nghiệp Trung Quốc vốn được bảo trợ bởi Bắc Kinh có thể “bòn rút” công nghệ từ các doanh nghiệp Anh mà họ mua được, và cuối cùng sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Anh. Mặt khác, căng thẳng Mỹ - Trung càng khiến London phải đánh giá lại mối quan hệ của mình với Bắc Kinh.

Một sự dự luật bảo mật truyền thông khác cũng đang được thảo luận tại quốc hội nước này. Cụ thể, dự luật này sẽ phạt các nhà cung cấp viễn thông tới 1/10 doanh thu của họ nếu sử dụng các thiết bị của Huawei.

Bài liên quan
VinFast ghi nhận doanh thu tăng trưởng 269,7% trong quý 1/2024 so với cùng kỳ 2023
Ngày 17.4, VinFast Auto đã công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán quý 1/2024 với doanh thu 7.264 tỉ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh nỗ lực ngăn chặn công nghệ nhạy cảm ‘tuồn’ sang Trung Quốc