Một làn sóng dịch COVID-19 mới đang nhanh chóng lan rộng khắp châu Á, khiến người dân từ New Zealand đến Nhật Bản được cảnh báo về các biện pháp phòng ngừa để làm chậm sự bùng phát và giúp hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải.

BA.4 và BA.5 gây ra làn sóng dịch mới ở Nhật, Hàn, Indonesia, Philippines, Úc, New Zealand

Sơn Vân | 14/07/2022, 17:40

Một làn sóng dịch COVID-19 mới đang nhanh chóng lan rộng khắp châu Á, khiến người dân từ New Zealand đến Nhật Bản được cảnh báo về các biện pháp phòng ngừa để làm chậm sự bùng phát và giúp hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải.

Sự gia tăng các ca mắc COVID-19, hầu hết do biến thể Omicron BA.4 và BA.5 gây ra, mang đến một thách thức cho các nhà chức trách đang vật lộn với sự suy thoái kinh tế từ các đợt đại dịch trước đó, trong khi cố gắng tránh mở rộng hoặc áp dụng lại các hạn chế.

Chính phủ New Zealand hôm 14.7 đã công bố khẩu trang miễn phí và xét nghiệm nhanh kháng nguyên khi cố gắng giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế của đất nước, nơi đang đối phó với làn sóng của cả COVID-19 lẫn cúm trong mùa đông Nam bán cầu.

Ayesha Verrall, Bộ trưởng phụ trách COVID-19 của New Zealand, tuyên bố: “Không nghi ngờ gì về sự kết hợp giữa gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 và số ca nhập viện, mùa cúm tồi tệ nhất trong ký ức gần đây và sự vắng mặt của nhân viên tương ứng đang khiến các nhân viên y tế cùng toàn bộ hệ thống y tế phải chịu áp lực cực lớn”.

Là quốc gia có dân số 5,1 triệu người, New Zealand hiện có gần 69.000 người đang nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Trong đó, 765 trường hợp đang nằm viện, khiến thời gian chờ đợi tăng lên và ca phẫu thuật phải hủy bỏ.

Tại Nhật Bản, số ca mắc COVID-19 mới đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ đầu năm nay. Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi mọi người đặc biệt cẩn thận trước một kỳ nghỉ cuối tuần dài sắp tới và kỳ nghỉ hè sắp diễn ra.

Nhật Bản báo cáo gần 95.000 ca mắc COVID-19 vào ngày 13.7 và số bệnh nhân mới đã tăng gấp 2,14 lần so với tuần trước, theo một phát ngôn viên của chính phủ nước này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản - Shigeyuki Goto cho biết khi bắt đầu cuộc họp của ủy ban về việc đối phó với SARS-CoV-2: “Số ca mắc mới đang tăng lên ở mọi tỉnh ở Nhật Bản và nó dường như đang lây lan nhanh chóng”.

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo lên mức cao nhất. "Ngày mai, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm để quyết định các biện pháp sẽ được thực hiện vào mùa hè này, có tính đến xu hướng quốc gia và ý kiến ​​của các chuyên gia", Yuriko Koike, Thống đốc Tokyo, nói tại một cuộc họp.

omicron-ba4-ba5-gay-ra-lan-song-dich-moi-o-nhat-han-indonesia.jpg
Một phụ nữ đeo khẩu trang tại nhà hàng ngoài trời khi chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp thứ hai với thủ đô Tokyo và một số tỉnh trong bối cảnh bùng phát dịch bùng phát - Ảnh: Reuters

Giống như New Zealand, Hàn Quốc được khen ngợi vì đã sớm ứng phó với đại dịch, nhưng đến ngày 13.7, số ca mắc COVID-19 hàng ngày đã tăng gấp ba lần trong một tuần lên hơn 39.000.

Các quan chức và chuyên gia dự kiến ​​số ca mắc COVID-19 mới hàng ngày của Hàn Quốc sẽ lên 200.000 vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 9 và đang mở rộng việc tiêm mũi vắc xin tăng cường nhưng không có kế hoạch làm mới biện pháp hạn chế.

Úc cảnh báo nước này có thể bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trong vài tuần tới được thúc đẩy bởi biến thể BA.4 và BA.5. Các nhà chức trách cho biết dự kiến có hàng triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nhưng loại trừ bất kỳ hạn chế khó khăn nào để ngăn chặn sự lây lan.

Bộ trưởng Y tế Liên bang Úc - Mark Butler nói với đài phát thanh 2GB hôm 14.7 rằng: “Chúng ta đã vượt ra khỏi điều đó. Chúng ta không ở trong thời đại của những đợt phong tỏa và những thứ đó”.

Số người nhập viện ở Úc đã gần mức được thấy trong đợt bùng phát dịch Omicron lớn cuối cùng vào đầu năm nay với hệ thống y tế của nước này cũng đang chịu áp lực từ số lượng ca mắc COVID-19 và cúm cao.

Trong khi các ca mắc COVID-19 ở Thái Lan có xu hướng giảm, các ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Indonesia lại tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3.

Số ca mắc COVID-19 mới và nhập viện ở Philippines vẫn ở mức thấp, nhưng chính phủ đã cảnh báo số ca có thể tăng ít nhất 20 lần vào cuối tháng 7.

BA.5 thống trị ở Mỹ, BA.2.75 và BA.5.3.1 gây lo ngại

Hôm 5.7, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thông báo rằng biến thể Omicron BA.5 trở nên thống trị nước này sau lần đầu tiên được phát hiện hồi tháng 3.2022.

Song cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đăng video về BA.2.75, biến thể mới liên quan đến BA.5 đang gia tăng ở Ấn Độ. BA.5 là phiên bản SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền cao và tránh miễn dịch tốt nhất hiện nay.

CDC nói BA.2.75 đã đến Mỹ với ca mắc COVID-19 đầu tiên nằm trong số hai trường hợp được xác định ngày 14.6.

Đến nay BA.2.75 đã xuất hiện tại khoảng 10 quốc gia, theo tiến sĩ Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO.

Bà nói thêm rằng BA.2.75 vẫn chưa được tuyên bố là biến thể đáng lo ngại hoặc thậm chí là biến thể đáng quan tâm và còn quá sớm để đánh giá khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng và khả năng né tránh miễn dịch.

Song, một số chuyên gia đã đưa ra những dấu hiệu đỏ, đặc biệt là những thay đổi bổ sung (lên đến 9) khi so sánh với Omicron BA.1.

"BA.2.75 là điều mà tất cả chúng ta nên quan tâm”, theo tiến sĩ Bruce Walker, Giám đốc Viện Ragon, một viện y tế tập trung vào việc loại trừ bệnh tật.

"Biến thể mới ra đời cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về khả năng gây đột biến của vi rút. Đó là một loại vi rút SARS-CoV-2 nữa tương tự biến thể Omicron ban đầu, nhưng với những thay đổi nhỏ về axit amin, đã trở thành một thứ có khả năng né tránh khả năng miễn dịch. Tôi nghĩ những gì mà tất cả biến thể này đang cho chúng ta thấy là vi rút chưa tiến đến gần tất cả không gian tiến hóa có sẵn cho nó”, ông nói.

"Một số đột biến của BA.2.75 rất đáng lo ngại và một số đột biến mà chúng tôi không biết nhiều về nó. Đó là lý do để nghiên cứu nó, nhưng không phải là lý do để hoảng sợ", theo tiến sĩ Dan Barouch - giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vi rút & vắc xin.

BA.2.75 không phải là biến phụ Omicron duy nhất đáng chú ý trong tuần này. Nhiều bác sĩ, nhà nghiên cứu và nhà khoa học dữ liệu đang bàn tán về BA.5.3.1.

BA.5.3.1 là biến thể phụ của BA.5 - vốn đang quét qua toàn cầu. Ở Đức, BA.5.3.1 đang chịu trách nhiệm cho gần 80% ca nhiễm BA.5.

BA.5.3.1 cũng được xác định ở Mỹ nhưng đại diện cho ít hơn 5% các ca nhiễm BA.5 ở Mỹ, một phát ngôn viên của CDC nói với trang Fortune.

BA.5.1, họ hàng khác của BA.5, đã xuất hiện trong tuần này và đang ngày càng phổ biến ở Anh, Dan Barouch cho biết.

Ông nói: “Các biến thể và biến thể phụ đang bị phân mảnh nhanh chóng. Không phải một hoặc hai, mà là hàng trăm biến thể và biến thể phụ”.

Bài liên quan
Người nhiễm Omicron BA.1 đã tiêm 3 mũi vắc xin vẫn có thể nhiễm BA.2.12.1, BA.4, BA.5
Những người nhiễm biến thể Omicron ban đầu (BA.1), được xác định ở châu Phi vào tháng 11.2021, có thể dễ tái nhiễm phiên bản Omicron sau này ngay cả khi đã tiêm vắc xin và nhận mũi tăng cường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
19 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
BA.4 và BA.5 gây ra làn sóng dịch mới ở Nhật, Hàn, Indonesia, Philippines, Úc, New Zealand