Sau nhiều thập kỷ làm việc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt loại vắc xin sốt rét đầu tiên mang tên Mosquirix vào năm ngoái - một cột mốc lịch sử hứa hẹn đẩy lùi căn bệnh giết chết trẻ em mỗi phút.

Vì sao vắc xin phòng sốt rét đầu tiên không đến được với hàng chục triệu trẻ em?

Sơn Vân | 13/07/2022, 15:57

Sau nhiều thập kỷ làm việc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt loại vắc xin sốt rét đầu tiên mang tên Mosquirix vào năm ngoái - một cột mốc lịch sử hứa hẹn đẩy lùi căn bệnh giết chết trẻ em mỗi phút.

Trên thực tế, những nỗ lực đang không đạt được điều đó, với việc thiếu kinh phí và tiềm năng thương mại đã cản trở khả năng của GlaxoSmithKline (GSK) để sản xuất nhiều liều vắc xin phòng sốt rét khi cần thiết, theo các cuộc phỏng vấn của Reuters với khoảng 10 quan chức WHO, nhân viên GSK, các nhà khoa học và nhóm phi lợi nhuận.

Nhà sản xuất thuốc của Anh cam kết sản xuất tới 15 triệu liều Mosquirix mỗi năm cho đến 2028, sau các chương trình thử nghiệm năm 2019, ít hơn đáng kể so với mức cần thiết của WHO. Theo một nguồn tin thân cận với việc triển khai vắc xin phòng sốt rét, hiện không có khả năng tìm được hơn vài triệu liều Mosquirix mỗi năm trước 2026.

Người phát ngôn của GSK nói với Reuters rằng không thể sản xuất đủ Mosquirix để đáp ứng nhu cầu lớn nếu không có thêm nguồn vốn từ các nhà tài trợ quốc tế, mà không cho biết chi tiết về số liều vắc xin dự kiến ​​sản xuất hàng năm trong những năm đầu tiên triển khai.

Thomas Breuer, Giám đốc y tế toàn cầu của GSK, nói: “Nhu cầu trong vòng 5 đến 10 năm tới có thể sẽ vượt xa các dự báo hiện tại về nguồn cung”.

Hiệu quả của Mosquirix trong việc ngăn ngừa các trường hợp sốt rét ác tính ở trẻ em là tương đối thấp, vào khoảng 30% trong một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Một số quan chức và các nhà tài trợ đang hy vọng rằng vắc xin phòng sốt rét thứ hai đang được thử nghiệm bởi Đại học Oxford có thể chứng minh chất lượng tốt hơn, rẻ hơn và dễ sản xuất hàng loạt.

Tuy nhiên, việc thế giới không có khả năng tài trợ thêm cho Mosquirix khiến nhiều người ở châu Phi thất vọng. Trẻ em trên lục địa này chiếm phần lớn trong số khoảng 600.000 ca tử vong do sốt rét toàn cầu mỗi năm.

Kwame Amponsa-Achiano, chuyên gia y tế công cộng dẫn đầu một chương trình tiêm vắc xin thử nghiệm ở Ghana, nói: “Mosquirix có khả năng cứu được rất nhiều mạng sống quý giá trước khi một loại vắc xin mới khác xuất hiện. Chúng ta càng chờ đợi, càng có nhiều trẻ em chết mà có thể tránh được".

Rebecca Adhiambo Kwanya ở thành phố Kisumu (Kenya) cho biết Betrun (đứa con 4 tuổi của cô) đã bị nhiều cơn sốt rét kể từ khi sinh ra, còn Bradley (con 18 tháng tuổi của cô) không mắc bệnh do được tiêm vắc xin trong chương trình thử nghiệm.

"Đứa con lớn của tôi đã không được tiêm vắc xin và bị bệnh sốt rét liên tục. Thế nhưng, đứa nhỏ hơn đã được tiêm vắc xin và thậm chí không bị bệnh", cô nói.

vi-sao-vac-xin-phong-sot-ret-dau-tien-khong-den-duoc-voi-hang-trieu-tre-em.jpg
Một y tá cầm các lọ vắc xin sốt rét trước khi tiêm cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Lumumba Sub-County ở thành phố Kisumu, Kenya - Ảnh: Reuters
vi-sao-vac-xin-phong-sot-ret-dau-tien-khong-den-duoc-voi-hang-trieu-tre-em1.jpg
Một y tá tiêm vắc xin sốt rét cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Lumumba Sub-County - Ảnh: Reuters

Sự khao khát của thế giới trong việc sản xuất và phân phối thêm Mosquirix trái ngược hoàn toàn với tốc độ và kinh phí kỷ lục mà các nước giàu có đảm bảo để có vắc xin cho COVID-19, căn bệnh tương đối ít nguy cơ cao với trẻ em.

Không như nhiều sản phẩm dược phẩm, không có thị trường chính cho vắc xin sốt rét ở các nước phát triển, nơi các công ty dược phẩm thường kiếm được lợi nhuận lớn cho phép họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn nhiều ở các nước nghèo hơn.

Corine Karema, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận RBM để chấm dứt bệnh sốt rét đang làm việc với các chính phủ ở châu Phi, nói: “Đây là căn bệnh của người nghèo. Thế nhưng, cứ mỗi phút lại có một đứa trẻ chết vì sốt rét, điều đó không thể chấp nhận được".

Thêm dữ liệu, thêm năm

Trong những tuần tới, các tổ chức y tế toàn cầu sẽ công bố các bước tiếp theo để đưa Mosquirix phổ biến rộng rãi, bao gồm thỏa thuận mua sắm đầu tiên và phân bổ theo khuyến nghị của WHO để ưu tiên cho khoảng 10 triệu trẻ em có nguy cơ cao nhất, theo nguồn tin quen thuộc với các kế hoạch triển khai.

Về lâu dài, các quan chức WHO cho biết sẽ cần khoảng 100 triệu liều vắc xin (tiêm bốn liều trong một năm), tương đương với khoảng 25 triệu trẻ em. Khi phê duyệt Mosquirix vào tháng 10.2021, cơ quan Liên Hợp Quốc nói rằng ngay cả một nguồn cung cấp nhỏ hơn cũng có thể cứu sống từ 40.000 đến 80.000 mạng người mỗi năm, mà không cần nêu rõ số liều cần thiết.

Mục tiêu tối đa của GSK là 15 triệu liều Mosquirix có thể ngăn ngừa khoảng 20.000 ca tử vong mỗi năm, theo đánh giá của Reuters về các mẫu vắc xin sốt rét được WHO sử dụng.

Tuy nhiên để đạt 15 triệu liều Mosquirix có thể mất nhiều năm, theo một số quan chức tại WHO và các nơi khác trong nỗ lực chống sốt rét - những người cho biết sự phân bố rộng hơn ra ngoài các quốc gia thí điểm khó có thể xảy ra trước đầu năm 2024, và thậm chí sau đó nó sẽ bắt đầu từ từ.

GSK cũng phải nâng cấp năng lực sản xuất để đạt được mục tiêu. Công ty cho biết đã thiết lập một thỏa thuận tài trợ với GAVI (Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng) để giúp dự trữ thành phần chính của vắc xin nhằm đảm bảo không có khoảng trống về nguồn cung trong quá trình đó.

Người phát ngôn GSK nói: “Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thành khối lượng dự trữ đã thỏa thuận”.

GSK đã đầu tư 700 triệu bảng Anh (840 triệu USD) vào việc phát triển vắc xin và cho biết sẽ không tính phí cao hơn 5% so với chi phí sản xuất.

Thomas Breuer nói: “Không công ty nào muốn rơi vào tình huống bạn xây dựng cơ sở sản xuất cung cấp quá mức cho thị trường và vắc xin sẽ không được sử dụng”, đề cập đến sự phân chia nhu cầu trong tương lai giữa Mosquirix và vắc xin của Đại học Oxford (nếu được phê duyệt).

Sau năm 2028, công ty Bharat Biotech (Ấn Độ) sẽ tiếp quản sản xuất thành phần chính của Mosquirix.

Thomas Breuer kỳ vọng thỏa thuận với Bharat Biotech sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất. GSK sẽ tiếp tục sản xuất phần bổ trợ (phần tăng cường miễn dịch) của vắc xin và gần đây cam kết tăng gấp đôi sản lượng lên 30 triệu liều hàng năm mà không đưa ra mốc thời gian.

Vẫn chưa vạch ra kế hoạch sản xuất của mình, Bharat Biotech không trả lời khi được đề nghị bình luận.

Tài trợ

GSK tuyên bố tài trợ 10 triệu liều Mosquirix cho các chương trình thử nghiệm ở Ghana, Kenya, Malawi nhưng chưa đến một nửa đã được vận chuyển đến nay. Các quốc gia có kế hoạch mở rộng các chiến dịch trong năm nay và năm tới bằng cách sử dụng kết hợp các khoản được tài trợ còn lại cùng các vắc xin đã mua.

GSK cho biết quyết định của WHO nhằm thu thập thêm dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả từ các chương trình thí điểm đã kéo dài thêm nhiều năm cho quá trình khởi động, trong đó công ty phải ngừng hoạt động một cơ sở sản xuất chuyên dụng.

WHO nói các câu hỏi về an toàn phải được giải quyết trước khi phê duyệt và đang làm việc khẩn cấp để thúc đẩy nguồn cung.

Mary Hamel, người đứng đầu triển khai vắc xin phòng sốt rét của WHO, nói với Reuters rằng vắc xin COVID-19 đã cho thấy mọi thứ có thể di chuyển nhanh như thế nào với ý chí chính trị và nguồn tài trợ, điều mà bà nói rằng bệnh sốt rét chưa bao giờ có.

Mosquirix đã được phát triển từ những năm 1980, một phần vì sự phức tạp của việc nhắm mục tiêu ký sinh trùng sốt rét.

Quá trình phê duyệt Mosquirix cũng chậm chạp. Vào năm 2015, GSK đã công bố kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn cho thấy vắc xin làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét ác tính khoảng 30%. WHO đã tìm kiếm thêm dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin, thu thập thông tin từ năm 2019 trong các chương trình tiêm chủng thí điểm, trước khi phê duyệt Mosquirix.

Trước đây, những dữ liệu thực tế như vậy về vắc xin thường được theo dõi sau khi nó đã được phép sử dụng.

"Liệu chúng tôi có làm được điều đó ở phương Tây không? Tôi không biết", Mary Hamel, người không tham gia vào quyết định này, nói về việc tổ chức triển khai tiêm Mosquirix để thu thập thêm dữ liệu.

Hiện được khuyến nghị sử dụng, vẫn chưa rõ việc phân bổ vắc xin này sẽ được tài trợ dài hạn như thế nào. WHO cho biết tài trợ cho bệnh sốt rét lên tới 3,3 tỉ USD vào năm 2020, chưa bằng một nửa nhu cầu ước tính cho các công cụ như phương pháp điều trị, màn ngủ và thuốc diệt côn trùng. Việc bổ sung vắc xin sốt rét có thể tiêu tốn từ 325 triệu đến hơn 600 triệu USD mỗi năm, tùy thuộc vào mức độ sử dụng rộng rãi của chúng, theo một nhà khoa học của các nghiên cứu sức khỏe toàn cầu được công bố trên Tạp chí Lancet vào năm 2019. WHO ước tính rằng Mosquirix sẽ có giá khoảng 5 USD mỗi liều.

Quỹ Bill & Melinda GatesQuỹ Toàn cầu chống AIDS, Lao và Sốt rét, hai trong số những nhà tài trợ lớn nhất đằng sau các chương trình phát triển và thí điểm cho Mosquirix, nói rằng họ hầu như không cam kết tài trợ thêm để triển khai vắc xin này.

Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu chống AIDS, Lao và Sốt rét, cho biết: “Nó không phải là một viên đạn bạc và tương đối đắt so với các biện pháp can thiệp khác được sử dụng cho bệnh sốt rét. Vấn đề cơ bản của bệnh sốt rét không thực sự là về công cụ, mà do chúng ta chi quá ít tiền cho nó".

Viên đạn bạc là giải pháp dễ dàng và nhanh chóng cho vấn đề nào đó.

Quỹ Bill & Melinda Gates cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu cách sử dụng tốt nhất loại vắc xin "lịch sử" này, nhưng lo ngại về hiệu quả tương đối thấp, thời gian ngắn và những thách thức về nguồn cung bị hạn chế, đồng nghĩa sẽ không tài trợ cho việc triển khai.

GAVI hiện là nguồn tài trợ đáng kể duy nhất cho việc triển khai Mosquirix rộng rãi hơn. Tổ chức này đã phê duyệt khoảng 155 triệu USD cho năm 2022 đến 2025, cùng với một số tài trợ từ chính các quốc gia. Các tài liệu nội bộ mà Reuters nhìn thấy cho thấy khoản đầu tư của GAVI trong năm đầu tiên dự kiến ​​chỉ là 20 triệu USD.

Một nguồn tin quen thuộc với các kế hoạch cho biết nhóm hy vọng rằng việc tung ra vắc xin và các quốc gia có nhu cầu, sẽ khiến trường hợp này được đầu tư nhiều hơn.

Vắc xin phòng sốt rét đầy hứa hẹn của Đại học Oxford

Theo một số quan chức y tế, tài trợ trong tương lai có thể được cam kết tốt hơn cho vắc xin mới từ các nhà khoa học tại Đại học Oxford, vốn đã phát triển vắc xin COVID-19 của AstraZeneca.

Dữ liệu từ các thử nghiệm nhỏ cho thấy vắc xin hiệu quả 77% trong thời gian 12 tháng, nếu được tiêm cho trẻ sơ sinh ngay trước mùa sốt rét cao điểm. Dự kiến ​​sẽ có kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng lớn hơn nhiều trong những tuần tới. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Mosquirix cũng có thể cho thấy hiệu quả cao hơn nếu được tiêm theo mùa.

Adrian Hill, nhà khoa học Đại học Oxford, nói với Reuters rằng nhóm của ông đặt mục tiêu đảm bảo khuyến nghị từ WHO cho việc tiêm vắc xin phòng sốt rét của họ trong vòng một năm kể từ khi gửi dữ liệu cho cơ quan này.

Sẽ sản xuất vắc xin này, Viện Huyết thanh của Ấn Độ nói rằng họ dự kiến ​​có thể sản xuất 200 triệu liều hàng năm vào cuối 2024.

Trong những năm tới, cũng có nhiều hy vọng về một vắc xin phòng sốt rét được phát triển bởi BioNTech, sử dụng công nghệ mRNA tương tự như vắc xin COVID-19 thành công của họ do Pfizer sản xuất. BioNTech đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm trên người vào cuối năm 2022.

Song trong những năm trước khi một trong hai vắc xin này có thể được sử dụng, sẽ không có đủ vắc xin cho ngay cả 10 triệu trẻ em mà WHO nói là có nguy cơ cao nhất.

Alassane Dicko, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Bamako ở Mali, người đã dẫn đầu một số thử nghiệm Mosquirix, cho biết: “Đáng lẽ chúng ta nên có vắc xin này từ lâu rồi. Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa".

Bài liên quan
Quân đội bắt người mẫu nổi tiếng ở Myanmar và Thái Lan đang bị sốt rét, bệnh tim
Lực lượng an ninh Myanmar hôm 8.4 đã bắt giữ Paing Takhon, nam người mẫu kiêm diễn viên nổi tiếng, đã lên tiếng phản đối cuộc đảo chính, em gái của anh nói với Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
một giờ trước Thị trường và chính sách
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao vắc xin phòng sốt rét đầu tiên không đến được với hàng chục triệu trẻ em?