Căng thẳng giữa EU và Ba Lan lên mức cao chưa từng thấy, khi Warsaw bất chấp những cảnh báo của khối và vẫn tiếp tục tiến trình cải cách tư pháp gây tranh cãi của mình.

Ba Lan 'cứng đầu', EU sẽ dùng 'lựa chọn hạt nhân' để trừng phạt

Hà Ngọc Bách | 21/07/2017, 08:51

Căng thẳng giữa EU và Ba Lan lên mức cao chưa từng thấy, khi Warsaw bất chấp những cảnh báo của khối và vẫn tiếp tục tiến trình cải cách tư pháp gây tranh cãi của mình.

Ngày 20.7, các quan chức Ba Lan đã tiếp tục làm phật lòng EU bằng cách thông qua một đạo luật đưa Tòa án Tối cao nước này vào sự quản lý của chính phủ. Hành động này của Ba Lan bị EU chỉ trích vì nó có thể làm mất sự độc lập tư pháp.

Hành động của Ba Lan được cho là "cứng đầu", khi các quan chức EU đã nhiều lần công khai rằng họ sẽ trừng phạt quốc gia này. Dù dự luật trên chỉ mới thông qua Hạ viện và sẽ phải được Thượng viện thông qua thì mới chính thức có hiệu lực, nhưng có thể EU sẽ dựa trên nguyên tắc"lựa chọn hạt nhân" (a nuclear option - tức là chỉ cần quá bán quyết định chứ không cần 2/3 đồng thuận) để tước quyền bỏ phiếu của Ba Lan tại EU.

Trong ngày 19.7, ông Frans Timmermans Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu tuyên bố EU có thể kích hoạt điều 7 của hiệp ước thành lập khối, điều chưa từng được thực hiện nhằm loại bỏ quyền bỏ phiếu của Ba Lan tại EU.

Điều 7 của EU là một điều lệ vốn chỉ được dùng chống lại các quốc gia thành viên nhiều lần bị coi là vi phạm quy định của khối và chưa bao giờ được đưa ra sử dụng trước đây.

"Nếu điều luật này được ban hành, công lý sẽ bị nhóm chính trị kiểm soát", ông Timmermans tuyên bố, khẳng định lý do mà EU sẽ trừng phạt Ba Lan vì cuộc cải cách tư pháp của nước này.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 20.7 thì nói rằng hành động của đảng PiS cầm quyền đang "phá hoại dư luận côngkhai về nền dân chủ của Ba Lan". Ông Tusk cũng yêu cầu các nhà quản lý EU chuẩn bị các gói trừng phạt chống lại các nhà lãnh đạo Ba Lan vì vi phạm "tiêu chuẩn cao cho đời sống cộng đồng".

Trong cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện Ba Lan, dự luật cho phép Bộ tư pháp chọn ra ứng viên vào Tòa án Tối cao được sự đồng thuận gần như tuyệt đối khi có 192 phiếu ủng hộ trên 235 phiếu bầu.

Dù dự luật này sẽ phải chờ Thượng viện thông qua rồi Tổng thống Andrzej Duda ký mới thành luật, nhưng Thượng viện Ba Lan đang do đảng PiS cầm quyền kiểm soát và Tổng thống Ba Lan cũng ủng hộ dự luật này.

Ba Lan nhấn mạnh rằng cải cách tư pháp của họ là hành động cần thiết để hệ thống tư pháp trở nên hiệu quả hơn và chống tham nhũng.

Quan hệ giữa Ba Lan và EU đã xuất đi trong thời gian qua do đảng PiS cầm quyền của nước này không đồng tình với việc ông Donald Tusk, cựu Thủ tướng Ba Lan trở thành Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Dù ông Tusk nhận được sự tín nhiệm của đa số các thành viên của khối thì Ba Lan, quê nhà của ông lại không như vậy.

Ngoài ra trước đó, hành động cải cách Tòa án Hiến pháp của Ba Lan cũng đã gây không ít tranh cãi giữa EU và nước này. EU nhiều lần chặn cuộc cải cách Tòa án Hiến pháp của Ba Lan với lý do việc bổ nhiệm chánh án Tòa án Hiến pháp Ba Lan là có khiếm khuyết và đề nghị Warsaw hủy bỏ những thay đổi đối với tòa án có quyền lực tối cao này.

Đáp lại, trong thư phúc đáp gửi lãnh đạo Ủy ban châu Âu ngày 20.2, Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định những thay đổi mà Ba Lan đã thực hiện thời gian qua luôn phù hợp với tiêu chuẩn của châu Âu, tạo điều kiện thích hợp cho Tòa án Hiến pháp hoạt động bình thường. Bộ này bác bỏ những cáo buộc cho rằng những tranh cãi hiện nay xung quanh kế hoạch cải cách Tòa án Hiến pháp đang tạo ra một mối đe dọa có tính hệ thống đối với nguyên tắc luật pháp tại Ba Lan.

Ái Vi (theo Daily Mail)

Bài liên quan
Reuters: Tòa án tối cao Mỹ đang nghiêng về ủng hộ lệnh cấm TikTok
Tòa án tối cao Mỹ đang xem xét vụ kiện liên quan đến việc cấm hoặc buộc TikTok bán lại quyền sở hữu tại Mỹ, với trọng tâm tranh luận đặt vào những lo ngại về an ninh quốc gia và quyền tự do ngôn luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba Lan 'cứng đầu', EU sẽ dùng 'lựa chọn hạt nhân' để trừng phạt