Theo ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu, trên địa bàn tỉnh còn nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh… nợ bảo hiểm xã hội với số tiền khá lớn, không những thiệt thòi cho người lao động mà còn gây không ít khó khăn cho ngành trong thực hiện các chính sách bảo hiểm trên địa bàn.

Bạc Liêu: Hàng trăm doanh nghiệp nợ bảo hiểm chây ì

Huỳnh Sử | 11/09/2019, 17:41

Theo ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu, trên địa bàn tỉnh còn nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh… nợ bảo hiểm xã hội với số tiền khá lớn, không những thiệt thòi cho người lao động mà còn gây không ít khó khăn cho ngành trong thực hiện các chính sách bảo hiểm trên địa bàn.

Qua số liệu báo cáo của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, tính đến đầu tháng 9.2019, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, với số tiền hơn 36 tỉ đồng, trong đó gồm cả nợ lãi chậm đóng gần 6 tỉ đồng.

Theo lãnh đạo ngành BHXH tỉnh Bạc Liêu, chỉ tính riêng số đơn vị nợ tiền bảo hiểm từ 12 tháng trở lên là 160 doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt, trong đó có nhiều công ty, doanh nghiệp nợ với số tiền hàng tỉ đồng, kéo dài nhiều năm, như: Công ty TNHH Thủy sản Tân Phong Phú, nợ hơn 2 tỉ đồng; Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Bạc Liêu, nợ hơn 1,5 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV Huy Liệu, nợ hơn 1,3 tỉ đồng; Công ty cổ phần Thức ăn thủy sản TomKing, nợ hơn 1,2 tỉ đồng.

Và hàng chục doanh nghiệp nợ từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng, như: Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Bạc Liêu, Công ty cổ phần Dược phẩm Bạc Liêu, Công ty TNHH Tư vấn & Đầu tư xây dựng Đức Trọng, Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phương Nam,.. Ngoài nợ BHXH, trên địa bàn còn phát hiện nhiều doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng vẫn không thực hiện đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định.

Ông Lê Danh Đấu, Giám đốc BHXH tỉnh Bạc Liêu cho biết, số tiền nợ bảo hiểm hiện nay đã vượt khá lớn so với chỉ tiêu quy định của ngành, gây nhiều khó khăn trong thực hiện các chính sách chi trả chế độ bảo hiểm cho người lao động. Đặc biệt, nếu trường hợp còn nợ tiền bảo hiểm, khi phát sinh hưởng BHXH thì ngành không giải quyết chế độ chính sách cho người lao động;…

Theo ông Đấu, thời gian qua ngành thường xuyên thanh tra đột xuất các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng; xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT, BHXH và thường xuyên rà soát các đơn vị nợ kéo dài để gửi thông báo nợ. Đồng thời lồng ghép tuyên truyền đến các doanh nghiệp quy định trong Luật Hình sự về tội gian lận, trốn đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra, còn nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn, doanh nghiệp đã giải thể, có trường hợp chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra nhưng không xử lý được, còn xử phạt hành chính thì chưa đủ sức răn đe;…

Hải An
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạc Liêu: Hàng trăm doanh nghiệp nợ bảo hiểm chây ì