Rất nhiều người ở TP.HCM thắc mắc, sau khi tiêm mũi 1 vắc xin Moderna mà hết thuốc loại này thì có thể tiêm tiếp mũi 2 vắc xin nào để thay thế? Bác sĩ Trương Hữu Khanh, tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ và thạc sĩ Nguyễn Hiền Minh sẽ trả lời câu hỏi này.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh phản hồi việc tiêm kết hợp vắc xin Moderna và Pfizer

Sơn Vân | 07/09/2021, 09:00

Rất nhiều người ở TP.HCM thắc mắc, sau khi tiêm mũi 1 vắc xin Moderna mà hết thuốc loại này thì có thể tiêm tiếp mũi 2 vắc xin nào để thay thế? Bác sĩ Trương Hữu Khanh, tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ và thạc sĩ Nguyễn Hiền Minh sẽ trả lời câu hỏi này.

Về câu hỏi trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, chuyên gia dịch tễ học tại TP.HCM, cho hay: “Hiện nay trên thế giới người ta đã trộn vắc xin Moderna và Pfizer. Cho nên nếu tiêm vắc xin Moderna rồi mà chúng ta không có mũi 2 vắc xin này thì có thể chích mũi 2 là Pfizer. Đặc biệt ở những nước có vắc xin Pfizer và Moderna, ngay người bình thường tới chích ngừa mũi 2, người ta không nhớ được chích mũi trước loại gì mà chỉ nhớ đã tiêm vắc xin mRNA thì người đó vẫn được quyền chích vắc xin Moderna hoặc Pfizer. Điều đó chứng tỏ là sau khi chích Moderna mũi 1, chúng ta vẫn có thể chích được Pfizer mũi 2”.

Cũng với chủ đề tiêm kết hợp vắc xin Pifzer và Moderna, tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ (Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ) nói: “Tuy nhu cầu của việc trộn liều này không nhiều nhưng cũng xảy ra ở một số trường hợp mà nguồn cung cấp các vắc xin không đồng đều, thiếu hụt. Đáng tiếc là vì nhu cầu không cao nên hiện nay chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn và hiệu quả khi chích trộn 2 loại vắc xin này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) nhấn mạnh là ‘dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của việc trộn liều này chưa được đánh giá. Cả hai liều cần phải được hoàn thành với cùng một loại vắc xin’. Tuy nhiên, CDC Mỹ cũng đưa một hướng giải quyết đó là: ‘Trong các tình huống ngoại lệ mà sản phẩm vắc xin mRNA tiêm cho liều đầu tiên không thể xác định được hoặc không có, thì bất kỳ vắc xin mRNA COVID-19 hiện có nào, có thể được sử dụng làm mũi 2 với thời gian cách mũi đầu tối thiểu 28 ngày để hoàn thành việc tiêm chủng”.

bac-si-truong-huu-khanh-phan-hoi-viec-tiem-ket-hop-vac-xin-moderna-va-pfizer.jpg
Có thể tiêm kết hợp vắc xin mRNA của Moderna và Pfizer

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thêm: “Theo CDC Mỹ, việc tiêm trộn 2 loại vắc xin mRNA (Moderna và Pfizer hoặc ngược lại) có thể khả thi trong những tình huống bất khả kháng.

Tình huống thứ nhất, nếu vắc xin mRNA liều đầu tiên không thể xác định được đã tiêm loại nào, liều thứ 2 có thể dùng bất kỳ vắc xin mRNA với khoảng cách tối thiểu 28 ngày giữa hai liều tiêm.

Tình huống thứ 2 đó là tạm thời không có cùng loại vắc xin mRNA, tốt hơn nên trì hoãn liều thứ hai để người được tiêm chủng nhận cùng loại vaccine hơn là phối hợp vaccine khác loại.

Nếu buộc phải tiêm phối hợp hai vắc xin mRNA khác nhau trong những trường hợp bất khả kháng nêu trên, sau khi hoàn tất 2 mũi tiêm thì không cần bổ sung liều nào của vắc xin mRNA nữa.

Những người được tiêm chủng xem như đã được bảo vệ (sau 2 tuần tiêm mũi thứ hai) và hoàn thành lịch tiêm vắc xin COVID-19.

Một số quốc gia như Canada, Anh, Mỹ hiện có những khuyến cáo về việc có thể tiêm theo lịch mũi 1 là vắc xin Moderna và mũi 2 là Pfizer (hoặc ngược lại) khi không có loại vắc xin sẵn có. Đến nay không ghi nhận biến cố bất lợi sau tiêm chủng nghiêm trọng nào của việc tiêm phối hợp 2 vắc xin này”.

Có thể thấy, việc tiêm trộn vắc xin là chủ trương linh hoạt và rất khoa học của y tế Việt Nam. Việc này giúp cho những người được tiêm mũi 1 sẽ sớm hoàn thành việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo đúng thời gian để đảm bảo cơ thể sớm được phòng vệ tốt nhất với vi rút SARS-CoV-2. Do vậy, người dân có thể yên tâm thực hiện việc tiêm trộn vắc xin các loại nhưng cần khai báo trung thực với nhân viên y tế để có khuyến cáo hợp lý nhất, bảo vệ an toàn cho sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Việc thúc đẩy toàn dân tiêm đủ 2 liều vắc xin sẽ giúp nước ta sớm đạt miễn dịch cộng đồng để quay trở lại bình thường mới. Những người tiêm đủ 2 mũi sẽ đủ điều kiện tham gia đóng góp sản xuất, xây dựng góp phần khôi phục nền kinh tế. 

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Người mắc bệnh nền ổn định càng nên tiêm vắc xin COVID-19
Nhiều lời truyền miệng rằng những người mắc bệnh nền không thể hoặc không được tiêm vắc xin COVID-19 vì dễ biến chứng và ảnh hưởng đến bệnh nền. Trong khi họ lại chính là đối tượng có nguy cơ dễ tử vong nhất khi mắc COVID-19. Thực hư chuyện này ra sao?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ Trương Hữu Khanh phản hồi việc tiêm kết hợp vắc xin Moderna và Pfizer