Là giáo viên toán về hưu nhưng vẫn còn khỏe mạnh đang dạy võ dưỡng sinh, đột nhiên thầy Nguyễn Hữu Hệ nhập viện vì “mất trí”. May mắn được các học trò cũ thay nhau chăm sóc, xuất viện, trò đưa thầy về nhà thì bị đuổi ra đường vì nhà đã sang tên cho người khác.

Bài 1: Cô 'cháu gái' bí ẩn của ông giáo đơn thân, bệnh tật

Anh Kiệt | 20/09/2016, 17:37

Là giáo viên toán về hưu nhưng vẫn còn khỏe mạnh đang dạy võ dưỡng sinh, đột nhiên thầy Nguyễn Hữu Hệ nhập viện vì “mất trí”. May mắn được các học trò cũ thay nhau chăm sóc, xuất viện, trò đưa thầy về nhà thì bị đuổi ra đường vì nhà đã sang tên cho người khác.

Sáng 8.9 vừa qua, con đường Duy Tân (phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM) bỗng nhiên náo động vì một nhóm người xăm trổ rằn ri xông vào phá cửa ngôi nhà số 19 và khiêng ông cụ hơn 70 tuổi ra đường cùng với chiếc giường sắt ông đang nằm.

Những người thân đang nuôi dưỡng ông lãocũng bị đẩy đuổi ra ngoài. Những người láng giềng đã sắp xếp cho ông nằm dưới mái hiên của mộtcăn nhà lân cận. Ông vẫn nằm lơ mơ, chỏng chơ trên chiếc giường ấy suốt cả buổi trưa… Hiện tại, ông đã được người cháu đưa về nhà nuôi, và câu chuyện kỳ lạ dần hé lộ.

Trước khi bệnh vẫn còn dạy võ

Tiếp cận những người dân lân cận, chúng tôiđược biết đó là ông Nguyễn Hữu Hệ, thầy giáo về hưu và là chủ căn nhà số 19, sống hàng chục năm qua ở đây. Hàng xóm cũng cho biết, xưa nay ông không có vợ con, thỉnh thoảng chỉ có các học trò cũ tới thăm.Gần đây ông bị bệnh tâm thần phải đi bệnh viện cả tháng.

Mấy hôm trước, ông xuất viện, học trò đưa về nhà nhưng không biết ông đã bán nhà, và chủ mới tranh chấp không cho ông ở. Công an có xuống nhưng hai bêncù cưa nêncũng chưa giải quyết được.

Mộtngười khác cho biết thêm: “Lúc sáng, thấy mấy thanh niên xăm trổ khiêng cả giường lẫn ông ấy ra đường. Họ cũng không cho ông ấy nằm ở trước nhà”. Cóngười hàng xóm thương tìnhcho ôngnằm trước cửa, mang dù ra che nắng cho. Bà chép miệng: “Ổng nằm vậy chứ ổng lúc nhớ lúc quên, chỉ nhớ mặt mấy người học trò chứ có biết gì nữa đâu”.

Qua những người láng giềng này, chúng tôi đã liên hệ những học trò cũ của thầy Hệ từ thập niên1960 ở Trường trung học Kiến Tường thì được biết chi tiết câu chuyện vừa thương tâm vừa kỳ quái như sau:

Thầy Hệ sinh năm 1942, đã 74 tuổi, là giáo viên toán rất giỏi và đã dành trọn đời dạy học qua 3 ngôi trường.

Đó là Trường trung học Kiến Tường, Trung học kiểu mẫu Thủ Đức (sau giải phóng là Trường bổ túc Công nông miền), và cuối cùng trước khi về hưu là Trường THPT Marie Curie (TP.HCM).

Tiến sĩ sử họcNguyễn Nhã là người bạn thân thiết đã đến thăm thầy Hệ tại Trung tâm Phục hồi chức năng quận 8 ngày 22.8 -ảnh tư liệu trên trang Trung học Kiến Tường

Các thế hệ học trò củathầy nay đã có tuổi, có người về hưu, có người làm ăn thành đạt, tất cả đều rất thương và thường thăm viếng tặng quà cho thầy, quý thươngthầyvì tính tình hiền từ, cuộc sống đơn độc, không vợ con.

Đồng nghiệp và các học trò cũ nhiều lần gợi ý giới thiệu thầy với người nàyngười khác, nhưng thầy chỉ cười, không phản đối và cũng không xúc tiến. Sau khi về hưu, thầy Hệtham gia dạy võ dưỡng sinh ở 2 điểm là nhà văn hóa Phú Nhuận và chùa Vĩnh Nghiêm. Sức khỏe thầy hoàn toàn bình thường, minh mẫn.

Đột nhiên vào giữa tháng 7, có mộtcựu học sinh trường Kiến Tường nhận được email của thầy Trịnh Đình Loạt (là bạn đồng nghiệp với thầy Hệ, hiện ở San Jose, Mỹ) gửi về, bảo liên hệ với chị Thùy An (học sinh cũ của thầy Hệ ở Trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức) vì có tin thầy Hệ bị bệnh.

Cô “cháu gái” bất thường và chứng bệnh hoang tưởng

Liên hệ qua nhiều đầu mối, các cựu học sinh được biếtthầy Hệ trước đó điều trị ở Bệnh viện Nhiệt đới, sau đó khiđang điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, nhóm Kiến Tường liền đến thăm và phát hiện tri giác thầy Hệ đã có vấn đề. Thầy kể chuyện và cho rằng đã học võ cùng với… Lý Tiểu Long và đòi đi Bắc Kinh để thăm thầy cũ.

Đại loại những câu chuyện của thầy là không chính xác và thầy cũng không nhận diện chính xác các học trò thân thiết. Khi động viên thầy điều trị cho mau lành bệnh để về nhà, thì thầy tỏ ra buồn và nói: “Nhà đâu nữa mà về!”. Rồi thầy im lặng.

Bác sĩ ở đây cho biếtthầy Hệ bị bệnh tâm thần hoang tưởng do tổn thương về tài sản. Người đưa thầy Hệ vào nhập viện là cô Huyền, tự xưng là cháu của thầy. Những lần thăm viếng trước đó tại nhà thầy, các cựu học sinh đã từng gặp cô Huyền, cô thỉnh thoảng xuất hiện trong nhà, tự xưng là cháu gái của thầy.

Nói chung khi đó, ai cũng yên tâm khi có người gần gũi chăm sóc thầy. Tuy nhiên, do cô Huyền hằng ngày phải đi làm việc trong ngành bưu điện, không thể thường xuyên có mặt ở bệnh viện, nên các học sinh đã thuê người hằng ngày chăm sóc thầy với chi phí 300.000đ/ngày. 3 nhóm học trò cũ của 3 trường cũng luân phiên nhau thăm viếng.

Họ cũng đóng góp tiền bạcđể nuôi dưỡng thầy và giao cho cô Huyền quản lý, trong đó nhóm Trườngtrung học kiểu mẫu góp 1.900 USD, nhóm trườngMarie Curie hơn 22 triệu đồng...

Anh Bách đến thăm tặng quà thầy Hệ tại nhà 19 Duy Tân vào tháng 3.2015 - ảnh tư liệu trên trang Trung học Kiến Tường

Bệnh thầy không nặng, nhưng khi Bệnh viện Chợ Rẫy cho xuất viện, cô Huyền không muốn đưa thầy về nhà mà đề nghị chuyển sang Trung tâm Phục hồi chức năng quận 8 để điều trị tiếp. Có thông tin cho biết, trước đó, ở Bệnh viện Nhiệt đới khi các bác sĩ cho xuất viện, cô Huyền cho rằng nhà đang sửa, sợ thầy về nhà bị té, nên chuyển sang bệnh viện khác.

Lần nào cũng vậy, các học trò muốn chăm sóc thầy tốt nhất nên cũng đồng tình không nề hà thắc mắc, chuyển tiếp đến Bệnh viện Bình Dân. Lòng vòng mãi đến ngày 5.9, thầy mới xuất viện hẳn về nhà, và… mất nhà.

Không biết phải về đâu

Cô Huyền cho biếtthầy Hệ đã bán nhà cho cô và cô đã bán lại cho người khác! Thấy đây là việc bất thường nhưng các học trò cũ không muốn tranh chấp nên tìm giải pháp sắp xếp cho thầy. Họ đã có phương án để có thể chi trả mỗi tháng hơn 9 triệu đồng chi phí nuôi dưỡng chăm sóc thầy.

Và các học trò được người láng giềng của thầy cung cấp số điện thoại của 2 người cháu ruột thầyđang ở tại TP.HCM. Haingười này thỉnh thoảng đến thăm thầy. Khi 2 người cháu đến nơi, thầy nhận ra ngay và khóc ngất mà không nói được gì.

Hai người cháu ruột xác định cô Huyền là người xa lạ, không phải bà con họ hàng, nhưng lâu nay tất cả giấy tờ của thầy từ thẻ bảo hiểm y tế đến sổ lương hưu đều do cô Huyền chiếm giữ!

Bức xúc vì việc việc thầy đột nhiên mất trí, bán nhà cho cô Huyền một cách bất thường và bất minh, ngôi nhà trị giá 6 tỉđồng nhưng giấy bán chỉ có 700 triệu và tiền bán nhà không rõ đi về đâu, nên 2 người cháu và các học trò quyết định để thầy ở lại nhà này, nhờ chính quyền làm rõ ngay gian.

Thanh Kiệt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
39 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 1: Cô 'cháu gái' bí ẩn của ông giáo đơn thân, bệnh tật