Trung Quốc tuyên bố kiên quyết giữ lập trường “4 không”: Không đón nhận, không tham gia, không thừa nhận và không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực The Hague.

Bài 4: Lập trường '4 không' và 5 luận điểm của Trung Quốc với Tòa Trọng tài thường trực

13/07/2016, 06:12

Trung Quốc tuyên bố kiên quyết giữ lập trường “4 không”: Không đón nhận, không tham gia, không thừa nhận và không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực The Hague.

Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị

Dựa trên lập trường "4 không" này, Trung Quốc đã diễn giải một cách chủ quan về các quy định của Công ước LHQ về luật biển 1982 (UNCLOS) cũng như luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho Truing Quốc.

Năm luận điểm của Trung Quốc

Sau khi nhận được thông báo từ phía Philippines, Trung Quốc đã đưa ra “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Nam Hải” nhằm từ chối tham gia quá trình trọng tài.

Sau đó, Trung Quốc tiếp tục đưa ra nhiều công hàm, tuyên bố hay phát biểu.

Đặc biệt quan trọng là “Tài liệu lập trường của Trung Quốc về vấn đề thẩm quyền của tòa trọng tài” do Bộ Ngoại giao Trung Quốc xuất bản ngày 7.12.2014.

Tài liệu này đưa ra năm luận điểm chính để Trung Quốc không tham gia và không thừa nhận thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trực.

Philippines đang kiểm soát bãi Cỏ Mây và dùng xác tàu Sierra Madre làm nơi đóng quân - Ảnh: Reuters

Năm luận điểm gồm:

Thứ nhất, bản chất của vụ kiện do Philippines khởi xướng là các tranh chấp về chủ quyền các thực thể ở Trường Sa.

Vấn đề chủ quyền không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS nên cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS (chỉ Tòa Trọng tài thường trực) không có thẩm quyền giải quyết.

Thứ hai, cơ chế của tòa trọng tài là cần sự đồng thuận giữa hai bên trong tranh chấp. Philippines đã làm trái điều này nên vụ kiện không có giá trị với Trung Quốc.

Thứ ba, Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Hiệp ước Hợp tác hữu nghị Đông Nam Á (TAC) và các tuyên bố chung, biên bản các cuộc họp, trao đổi giữa hai nước quy định các bên chỉ sử dụng duy nhất phương pháp đàm phán để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Việc Philippines đơn phương khởi kiện đã phá vỡ cam kết.

Thứ tư, giữa Trung Quốc và Philippines chưa có trao đổi cụ thể, thực chất về tranh chấp, nên “nghĩa vụ trao đổi quan điểm” vốn là điều kiện tiền đề để vận dụng cơ chế tài phán của UNCLOS chưa được hoàn thành. Do đó Philippines không thể sử dụng biện pháp trọng tài.

Cuối cùng, Trung Quốc đã viện dẫn điều 298 của UNCLOS để loại trừ thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trức đối với một số tranh chấp nhất định, từ đó Trung Quốc cho rằng không phải tham gia vụ kiện và không bị ràng buộc vào quyết định của tòa trọng tài.

Từ năm luận điểm này, Trung Quốc đã diễn giải một cách chủ quan UNCLOS theo hướng có lợi cho nước này.

Trong bài phát biểu trước Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) vào tháng 2.2016, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vẫn tiếp tục khẳng định lập trường “4 không” và dùng 5 luận điểm chính để bác bỏ vụ kiện - ảnh: csis.org
Trong bài phát biểu trước Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ hồi tháng 2.2016, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục khẳng định lập trường “4 không” và 5 luận điểm. - Ảnh: CSIS

Không mấy nước ủng hộ Trung Quốc

Mặc dù theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đến nay đã có 60 quốc gia ủng hộ lập trường của nước này.

Tuy nhiên, theo thống kê của báo Mỹ Wall Street Journal thì chỉ có 6 quốc gia công khai ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines.

Thậm chí một số nước như Campuchia hay Lào mặc dù được cho là ủng hộ Trung Quốc nhưng tại các diễn đàn quốc tế lại bác bỏ sự ủng hộ này.

Trong khi đó, nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Canada, Nhật cùng nhiều tổ chức đa quốc gia như Liên minh châu Âu lại ủng hộ mạnh mẽ Tòa Trọng tài thường trực thụ lý vụ kiện.

Úc và New Zealand cũng thừa nhận quyền sử dụng đến cơ chế trọng tài của Philippines trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.

Cẩm Bình (theo idsa.in, nghiencuubiendong.vn)

Bài 5: Tòa Trọng tài thường trực có thẩm quyền hay không?

Bài liên quan
Việt Nam lên tiếng sau tranh cãi giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông
Việt Nam bác bỏ mọi yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc và Philippines tranh cãi về cái gọi là "quyền lịch sử" tại khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 4: Lập trường '4 không' và 5 luận điểm của Trung Quốc với Tòa Trọng tài thường trực