Mặc dù ASEAN đã phá vỡ thế bế tắc để ra được tuyên bố chung nhưng tuyên bố chung đã không đề cập gì đến phán quyết của Tòa Trọng tài.

Báo chí quốc tế : 'ASEAN phá được thế bế tắc để ra được tuyên bố chung'

Cẩm Bình | 25/07/2016, 19:39

Mặc dù ASEAN đã phá vỡ thế bế tắc để ra được tuyên bố chung nhưng tuyên bố chung đã không đề cập gì đến phán quyết của Tòa Trọng tài.

Trong tuyên bố chung công bố trưa ngày 25.7, hội nghịBộ trưởng NgoạigiaoASEAN tại Vientaine (Lào)chỉ bày tỏ quan ngại sâu sắc về bồi đắp, xây đảo nhân tạotrái phép vàhoạt động gây leo thang căng thẳng trong vùng biển tranh chấp.

Tuyên bố chung bảy điểmkhông nêu đích danh Trung Quốc, không nêuphán quyết của Tòa Trọng tài và chỉ kêu gọi các nước kiềm chế, tránhthực hiện những hành động làm gia tăng căng thẳng.

Phá thế bế tắc

BáoJakarta Post (Indonesia) và báo The Malay Mail Online (Malaysia) đánh giá mặc dù ASEAN phá được thế bế tắc để ra đượctuyên bố chung là một nỗ lực đáng khen nhưng thật đáng tiếc khi tuyên bố chung lại không nhắc đến phán quyết trọng tài.

Ngay từ cáccuộc họp của các quan chức cấp cao trước hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, các quan chức Philippines đã nhiều lần yêu cầu phải nhắc đến phán quyết trọng tài trong tuyên bố chung.

Nhiều báophương Tây như Daily Mail (Anh), The Washington Post (Mỹ) cũng nhận địnhTrung Quốc đã giành được thắng lợi ngoại giao với tuyên bố chung của ASEANvừa công bố.

Tạp chí Time (Mỹ) và trang Sputnik News (Nga) đánh giá tuyên bố chung của ASEAN chỉ là “sự quở trách nhẹ” đối với Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, sau khi có tuyên bố chung ASEAN, nhiều báonhư Tân Hoa Xã, Phượng Hoàng hay Thời báo Hoàn cầu đồng loạt đưa tin về việc tuyên bố chung không đề cập đến phán quyết trọng tài.

Các báo không quên trích lời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị “khen ngợi Campuchia luôn giữ lập trường đúng đắn và đấu tranh đến cùng”.

Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhon tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Lào - Ảnh: AFP/Digital Journal

Cuối cùng, các báo không quên khẳng định Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục hợp tác với ASEAN để sớm thiết lậpBộ quy tắc ứngxử trên Biển Đông (COC).

Giới phân tích thất vọng không kém

Chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á Bridget Walsh thuộc Đại họcĐài Loan đánh giátuyên bố chung ASEAN không nói đến phán quyết trọng tàilà dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực đang ngày càng tăng.

Chuyên gia nhận định:“ASEAN là một cơ chế đa phương mà trong đó đã có một số thành viên hoặc là thân với Trung Quốc hoặc là không muốn tham gia vào cuộc chiến đấu tranh với cường quốc này. Họ ưu tiên cho chính sách đối ngoại của riêng mình và chắc chắn sẽ không muốn dính líu đến tranh chấpBiển Đông”.

Nhà nghiên cứu Ian Ward thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) ghi nhận: "ASEAN khôngđề cập đến phán quyết trọng tàikhông ảnh hưởng gì đến việc thực hiện phán quyết vì dù sao thì Trung Quốc cũng đã từ chối thừa nhận và thi hành phán quyết này".

Tuy nhiên ông cho rằng điềunàyđã cho thấy bất lực của ASEAN vềduy trì một phòng tuyến đoàn kết để đối phó Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc kêu gọi các bên chấp hành phán quyết trọng tài

Chiều ngày 25.7,sau cuộc họpvới hội nghịBộ trưởng Ngoại giaoASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Philippines chấp hành phán quyết trọng tài.

Bàcũng kêu gọi các bên tiếp tụctham gia giải quyết tranh chấp. Bàđánh giá: “Phán quyết được xử lý thế nào là phép thửquan trọng cho khả năng xử lý tranh chấp trên biển của ASEAN”.

Ngoài Úc, các đối tác đối thoại khác của ASEAN baogồm Ấn Độ và Mỹ đang tham gia các cuộc họp với các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Cẩm Bình
Bài liên quan
Ra mắt Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam - ASEAN
Ngày 9.5, tại Hà Nội, Tạp chí "Thông tin và Phát triển" kỷ niệm 18 năm thành lập đơn vị, đồng thời ra mắt Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam - ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội nghị Trung ương 9 có ý nghĩa rất quan trọng
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương khóa 13 chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội 14 của Đảng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo chí quốc tế : 'ASEAN phá được thế bế tắc để ra được tuyên bố chung'