Báo The Wall Street Journal (WSJ) nêu: Mỹ thách thức Bắc Kinh bằng tàu chiến ở Biển Đông, thực hiện quyền tự do hàng hải quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng Nhà Trắng tính toán kỹ động thái này để ráng giảm thiểu sự khiêu khích Trung Quốc.

Báo Mỹ: Mỹ thách thức Bắc Kinh bằng tàu chiến ở Biển Đông

Một Thế Giới | 28/10/2015, 12:55

Báo The Wall Street Journal (WSJ) nêu: Mỹ thách thức Bắc Kinh bằng tàu chiến ở Biển Đông, thực hiện quyền tự do hàng hải quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng Nhà Trắng tính toán kỹ động thái này để ráng giảm thiểu sự khiêu khích Trung Quốc.

Ngày 27.10, tàu chiến Mỹ đi ngang vùng 12 hải lý quanh Bãi Đá Xubi, một trong 7 đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các quan chức Mỹ nói hoạt động  này là bước đầu tiên trong nhiều bước thực hiện quyền tự do hàng hải quanh quần đảo Trường Sa. 
Cuộc tuần tra là cách Mỹ thách thức Bắc Kinh bằng tàu chiến ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền.

Mỹ nhận định vùng 12 hải lý mà TQ tuyên bố là hải phận quốc tế, ngại TQ đang nỗ lực thực thi chủ quyền và nắm quyền kiểm soát các tuyến đường biển chính.

Bằng cách đưa tàu chiến đi ngang Bãi Đá Xubi, Mỹ phát tín hiệu bắt đầu công khai tranh luận về tương lai Biển Đông.

Theo luật quốc tế, các nước có thể tuyên bố lãnh hải tối đa 12 hải lý tính từ bờ biển nước họ, gồm các đảo tự nhiên và bãi đá.

Nhưng họ không được tuyên bố chủ quyền quanh các bãi san hô, bãi chìm khi thủy triều lên-xuống, dù cho họ đã cải tạo đất để chuyển các bãi này thành đảo nhân tạo.  
Nhà Trắng từng lúng túng tìm cách phản ứng
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama chịu sức ép phải chống TQ âm mưu thay đổi nguyên trạng địa-chính trị châu Á, nên tìm cách thực hiện một tuyên bố không làm gia tăng xung đột.

Theo các quan chức Mỹ, quyết định trên sau nhiều tháng tranh cãi giữa Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng, về cách thực hiện quyền tự do hàng hải quanh quần đảo Trường Sa.

Theo WSJ, Nhà Trắng chọn cách áp sát  vùng 12 hải lý quanh Bãi này. Một số quan chức có đề nghị cách mạnh hơn, nhưng Nhà Trắng không chọn cách này: tàu chiến đi vào vùng 12 lý của các đảo nhân tạo xây trên một bãi đá.

Các cựu và đương kim quan chức Mỹ cho biết: chính quyền Obama không biết nên phản ứng thế nào, khi TQ bắt đầu xây các đảo nhân tạo hồi đầu năm 2014.  

Lúc đó, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy quân Mỹ ở Thái Bình Dương (PACOM) đề cập nỗi lo ngại về chuyện dùng hải quân thách thức yêu sách chủ quyền Biển Đông của TQ.

Một quan chức cấp cao cho biết: vị đô đốc muốn có một chiến lược lâu dài, vì ông Locklear ngại Nhà Trắng có thể chỉ chọn cách thách thức trong một thời gian ngắn.

Khi có sự thay đổi nhân sự ở Washington, mới có sự thay đổi quan điểm. Khi ông Ashton Carter nhận chức Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hồi tháng 2.2015, ông nói Trường Sa là mối quan tâm số 1.

Đến tháng 5, đô đốc Locklear nghỉ, thay ông là đô đốc Harry Harris, một “diều hâu” muốn thách thức TQ, theo các cựu và đương kim quan chức cho biết.  

Đầu tháng 10, trước khi đến Singapore và gặp quan chức TQ, ông Carter nói: “Hãy đừng phạm sai lầm, Mỹ sẽ bay, đưa tàu và hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như chúng tôi đã thực hiện ở khắp thế, giới, và Biển Đông sẽ không là ngoại lệ”.

Các cựu và đương kim quan chức Mỹ nói: nữ cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Susan Rice đặc biệt cẩn trọng về một phản ứng quân sự trước việc TQ xây đảo nhân tạo.

Bà lo ngại sự phô trương lực lượng có thể làm hỏng cuộc đối thoại với Bắc Kinh, về những vấn đề nhạy cảm khác, ví dụ an ninh mạng.

Các quan chức cho biết: bà Rice ra lệnh xem xét kỹ các phương án quân sự, không chỉ gồm thực hiện quyền tự do hàng hải, mà bà còn yêu cầu Lầu Năm Góc cung cấp tài liệu về các hoạt động trước đó của Mỹ tại Biển Đông.

Cuộc xem xét kết luận: hải quân đã có 6 lần áp sát Biển Đông từ năm 2011, gồm 3 lần quanh quần đảo Trường Sa, 3 lần quanh quần đảo Hoàng Sa.

Kết luận này giúp chính quyền Mỹ xác định, hoạt động của tàu Lassen hôm 27.10 là hoạt động bình thường.
Bắc Kinh sẽ dùng tàu dân sự khiêu khích tàu chiến Mỹ?

Ông Obama quyết hoãn bất kỳ hoạt động nào, trước khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm Mỹ hồi tháng 9. Sau chuyến thăm này, ông Obama mới cho phép tiến hành hoạt động tuần tra quanh quần đảo Trường Sa, theo các quan chức cho biết.

Các trợ lý nói: ông Carter muốn thể hiện quyền tự do hàng hải "ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép",  trước khi ông cùng ông Obam thăm Đông Nam Á trong mùa thu này.

Các quan chức Lầu Năm Góc nói: quân đội Mỹ sẽ tiếp tục quyền tự do di chuyển cả trên không -hải phận Biển Đông.

Theo WSJ, nếu Mỹ tiếp tục hoạt động tuần tra này, ông Tập sẽ phải chịu sức ép từ trong nước: ông sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn, trên một vấn đề mà ông xếp là trọng tâm trong “Giấc mơ Trung Hoa” của ông: chuyển TQ thành một đại siêu cường thế giới.

Vẫn theo WSJ, đối với Bắc Kinh, cuộc tuần tra của Mỹ là một hành động cực kỳ khiêu khích, vì trong tuần này, khoảng 300 thành viên Ủy ban trung ương đảng Cộng Sản TQ họp hội nghị.

Các nhà phân tích nói: TQ sẽ không ngừng xây dựng trên các đảo nhân tạo, và có thể phản ứng với Mỹ, bằng cách đưa tàu dân sự đến ngăn chặn, khiêu khích tàu chiến Mỹ, chứ không sử dụng tàu quân sự.

Hoàng Kinh, một chuyên gia về chính trị TQ ở đại học Singapore, nói: “Bằng cách này, TQ có thể ra một phản ứng mạnh với Mỹ, đồng thời báo rằng họ không muốn dùng quân sự để gia tăng tình hình căng thẳng”.

Hôm 27.10, TQ phản ứng kiềm chế: Ngoại trưởng Vương Nghị yêu cầu Mỹ “chớ hành động ẩu”, trong khi thứ trưởng Trương Nghiệp Toại triệu tập Đại sứ Mỹ tại TQ Max Baucus, nêu chuyện đi ngang Bãi Xubi là “hành động cực kỳ vô trách nhiệm”.  

Vĩnh Thụy (theo The Wall Street Journal) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
11 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Mỹ thách thức Bắc Kinh bằng tàu chiến ở Biển Đông