Nên chăng có một khung giá đất ổn định để thị trường bớt leo thang theo từng thời điểm?

Bất cập định giá đất đang đẩy giá nhà liên tục lên cao

Báo GTVT | 30/03/2018, 08:43

Nên chăng có một khung giá đất ổn định để thị trường bớt leo thang theo từng thời điểm?

Ngày 29.3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp -Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng, hiện nay hội đồng định giá đất ở các thành phố lớn theo cách thức tính lùi: Từ giá thị trường của các dự án quanh đó đang giao dịch tính ra tổng doanh thu của dự án đang xét định giá - (tổng chi phí xây dựng theo đơn giá định mức + 14% lãi và chi phí quản lý chung dành lại cho chủ đầu tư) = tổng tiền đất phải nộp và chia ra đơn giá đất nhà đầu tư phải nộp.

"Cách tính giá đất này có ưu điểm là ở những chủ đầu tư dự án xây cao tầng (hệ số sử dụng đất lớn) thì phải trả giá đất cao là hợp lý nhưng giá đất này so với đơn giá tối thiểu nhà nước công bố thường cao gấp 1,8-2,6 lần. Nếu so với giá đất thực tế các dự án xung quanh đang phải nộp mà hệ số vẫn còn thấp thì sẽ phải tiếp tục điều chỉnh tăng hệ số này lên. Đây chính là hệ số giá đất so với giá đất công bố nhà đầu tư phải nộp. Với cách tính này thực chất giá đất nhà đầu tư phải nộp cao hơn giá đất nhà nước công bố từ 2-2,5 lần. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giá nhà tăng cao liên tục vì hệ số đơn giá đất liên tục tăng hàng năm, thậm chí từng quý", ông Hiệp nhận định.

Qua đây, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng, đề xuất: "Nên chăng có một khung giá đất ổn định để thị trường bớt leo thang theo từng thời điểm?"

Sở Tài chính Hà Nội đang đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận đưa ra biểu bảng hệ số giá đất cố định trong một thời gian nhất định cho các dự án để chủ đầu tư cũng chủ động và tránh việc xin cho. Tuy nhiên, theo ông Hiệpngay cả cách tính giá đất này cũng cần làm rõ thống nhất với các cơ quan chức năng.

Cụ thể, ông Hiệp nêu ví dụ: "Hiện Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý khác quy định 14% là chỉ tính lãi và chi phí chung cho nhà đầu tư còn lãi định mức 5,5% của nhà thầu phải tính vào chi phí xây dựng của nhà thầu và chủ đầu tư đã phải trả cho họ nhưng theo thanh tra chính phủ thì 14% là bao gồm cả 5,5% lãi cho nhà thầu".

Theo Hoàng Ngân/báo Giao Thông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất cập định giá đất đang đẩy giá nhà liên tục lên cao