COVID-19 đã trở thành một phần của cuộc sống bình thường trên thế giới. Thế nhưng, tại Trung Quốc lại không như vậy. Chính sách chống dịch không khoan nhượng khiến người mắc COVID-19 bị cô lập và hứng chịu sự kỳ thị.

‘Bệnh’ kỳ thị người mắc COVID-19 tại Trung Quốc

Cẩm Bình | 08/08/2022, 15:38

COVID-19 đã trở thành một phần của cuộc sống bình thường trên thế giới. Thế nhưng, tại Trung Quốc lại không như vậy. Chính sách chống dịch không khoan nhượng khiến người mắc COVID-19 bị cô lập và hứng chịu sự kỳ thị.

Người khỏi bệnh thường bị loại khỏi hoạt động xét nghiệm diện rộng mà cư dân nhiều thành phố lớn phải thực hiện mỗi 3 ngày. Các đơn vị tuyển dụng có thể xem tiền sử mắc COVID-19 lưu trữ trong ứng dụng theo dõi y tế quốc gia, và điều này ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm của không ít người. Cực đoan nhất là trường hợp bị mất nhà cửa và sinh kế vì tâm lý kỳ thị.

Một lao động giấu tên ở Thượng Hải ngủ ngoài đường suốt tháng 6 vì từng mắc COVID-19 khiến ông không thể tìm được việc làm hay nơi ở. Các đơn vị tuyển dụng Thượng Hải cùng một số nơi lân cận không nhận ông; thông tin tuyển dụng còn ghi rõ ứng viên “không được mắc COVID-19”.

Lao động này từng đăng bài kể về tình trạng của mình lên Weibo, sau đó bị công an tìm đến làm việc và nay phải rời khỏi Thượng Hải. Bài đăng bị xóa.

Tâm lý kỳ thị gắn với COVID-19 phổ biến ở khắp nơi trong thời kỳ đầu đại dịch bùng phát, khi mọi người không biết mình sẽ gặp phải điều gì và lo sợ bị lây nhiễm. Nhưng nay đại dịch bước sang năm thứ 3, các chuyên gia y tế đã biết được ai mắc COVID-19 dễ trở nặng cũng như cách mầm bệnh lây lan.

Gần như mọi người trên thế giới đều có bạn bè, người nhà hoặc đồng nghiệp từng nhiễm bệnh, phần lớn hồi phục hoàn toàn. Nhưng tại Trung Quốc chỉ có khoảng 6 trên mỗi 10.000 người được chẩn đoán mắc COVID-19.

covid.jpg
Mắc COVID-19 có thể bị kỳ thị tại Trung Quốc - Ảnh: EPA-EFE

Trạm xe lửa Hồng Kiều - một trong số điểm vận tải chính của Thượng Hải - nay trở thành nơi người vô gia cư (vì từng mắc COVID-19 hoặc vì lý do khác) tập trung. Truyền thông Trung Quốc tháng trước có bài viết về một phụ nữ tên A Phân sau khi mắc COVID-19 bị kỳ thị không tìm được việc làm, phải sống tạm bên nhà vệ sinh trạm xe lửa Hồng Kiều.

Nhà nghiên cứu Trần Á Á, thuộc Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải nhận định cách tiếp cận “Zero COVID” là yếu tố chính dẫn đến kỳ thị, nếu không thay đổi thì sự kỳ thị sẽ tiếp tục. Nhận thức về cách thức COVID-19 lây nhiễm tại Trung Quốc còn kém vì số ca mắc thấp.

Sau khi hoàn cảnh của A Phân được chú ý rộng rãi, giới chức Thượng Hải, Bộ Nguồn Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc khuyến cáo bên tuyển dụng không nên kỳ thị vì làm vậy là vi phạm luật lao động. A Phân sau đó đã được công ty chuyển phát nhanh SF Express tuyển vào làm việc, theo tờ The Paper.

Thượng Hải cũng cập nhật hệ thống mã y tế, giảm thời gian lưu trữ lịch sử xét nghiệm COVID-19 của một người từ 2 tháng xuống còn 2 tuần nên thông tin nhiễm bệnh trước đó ít hiển thị trên ứng dụng hơn.

Nhưng theo nhà nghiên cứu Trần, những quy định nhà nước có tác dụng rất hạn chế. Bà kêu gọi giới chức Trung Quốc ngừng phong tỏa chớp nhoáng các khu vực rộng lớn, không kiểm soát việc đi lại của người dân quá chặt chẽ còn trường hợp nào đáp ứng điều kiện có thể cách ly tại nhà.

“Thúc đẩy phương pháp chống dịch khoa học về cơ bản chính là cách giải quyết nạn kỳ thị gắn với COVID-19”, nhà nghiên cứu Trần cho biết.

Kỳ thị đặc biệt gay gắt với đối tượng dân số bên lề xã hội chẳng hạn như lao động nhập cư. Họ thường sống ở nơi chật chội rất dễ lây lan vi rút.

Nhà nghiên cứu Trần lưu ý, việc bị từ chối nhận vào làm việc ở các công ty sẽ tác động lớn đến nhóm người thu nhập thấp và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. 

Nhà nghiên cứu Aidan Chau thuộc nhóm nhân quyền China Labour Bulletin cho biết tình trạng kỳ thị chủ yếu tập trung ở Thượng Hải - nơi vừa hứng chịu đợt bùng phát lớn. Hơn 613.000 mắc COVID-19 lúc thành phố phong tỏa.

Carrie Liu làm việc cho một công ty internet Thượng Hải mắc COVID-19 vào tháng 4. Bây giờ, mỗi khi cô không khỏe thì những đồng nghiệp biết cô từng nhiễm bệnh lại hỏi rằng đây có phải COVID-19 kéo dài hay không.

Khi Liu đi xét nghiệm, mẫu của cô phải xử lý riêng vì nó rất thể có kết quả dương tính do độ nhạy của xét nghiệm PCR.

Liu định tìm việc mới nhưng rất lo lắng việc bản thân từng mắc COVID-19 sẽ là một khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Bệnh’ kỳ thị người mắc COVID-19 tại Trung Quốc