Các phóng viên của CBS News (Mỹ) đã nghi vấn nhiều xung quanh việc tài lực của Mỹ đổ cho Ukraine đã bị tham nhũng gặm nhấm phần lớn. Và họ đã có bài điều tra.

Mỹ nghi ngờ quan chức Ukraine tham nhũng, xơi cả vũ khí do Mỹ viện trợ

Anh Tú (dịch) | 08/08/2022, 12:29

Các phóng viên của CBS News (Mỹ) đã nghi vấn nhiều xung quanh việc tài lực của Mỹ đổ cho Ukraine đã bị tham nhũng gặm nhấm phần lớn. Và họ đã có bài điều tra.

Trong một cuộc chiến phần lớn diễn ra trong các chiến hào như thời Thế chiến II, với đạn dược từ thời Liên Xô thì một dòng lớn vũ khí hiện đại của NATO và nguồn cung cấp quân sự từ phương Tây vào Ukraine là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất về việc giành được lãnh thổ hay không. Điều đó đã được chứng minh. ở khu vực biên giới giáp ranh giữa Ukraine với Nga.

Phần lớn vũ khí và vật tư quân sự này được chuyển đến biên giới Ba Lan, nơi các đồng minh của Mỹ và NATO nhanh chóng đưa nó qua biên giới và rơi vào tay các quan chức Ukraine.

Jonas Ohman là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Blue-Yellow, một tổ chức có trụ sở tại Lithuania đã gặp gỡ và cung cấp cho các đơn vị tiền tuyến Ukraine thiết bị hỗ trợ quân sự không sát thương ngay từ khi bắt đầu cuộc xung đột với phe ly khai do Nga hậu thuẫn vào năm 2014. Hồi tháng 4, Ohman ước tính rằng chỉ có "30-40%" nguồn cung cấp qua biên giới đến đích cuối cùng. Nhưng Ohman nói rằng tình hình đã được cải thiện đáng kể kể từ đó và một số lượng lớn hơn đã đến đúng nơi.

Chính phủ Ukraine lưu ý rằng tùy viên quốc phòngMỹ, Chuẩn tướng Garrick M. Harmon đã đến Kyiv vào tháng 8 năm 2022 để kiểm soát và giám sát vấn đề vũ khí. CBS News đã liên hệ với Harmon để phỏng vấn.

Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, Mỹ đã cam kết viện trợ quân sự hơn 23 tỉ USD cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào cuối tháng 2. Ngoài ra, Vương quốc Anh đã cam kết 3,7 tỉ USD, Đức 1,4 tỉ USD và Ba Lan 1,8 tỉ USD cùng nhiều quốc gia khác theo sau.

Việc chiến tuyến liên tục thay đổi cộng với các lực lượng chủ yếu là “quân tình nguyện” và bán quân sự đã khiến việc vận chuyển viện trợ quân sự trở nên khó khăn đối với những người đang cố gắng điều hướng các luồng tiếp tế đầy nguy hiểm. Một số người đã đưa ra lo ngại về việc vũ khí rơi vào thị trường chợ đen của Ukraine, vốn đã phát triển mạnh trong môi trường tham nhũng kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Tổ chức của Ohman chủ yếu dựa vào các kênh không chính thức để đối chiếu số liệu của mình, có thể bao gồm bất kỳ thứ gì từ ống nhòm và kính quan sát ban đêm đến áo khoác Kevlar, mũ bảo hiểm chống đạn và máy bay không người lái hiện đại, đã được chứng minh là những con mắt cần thiết trên bầu trời để vượt qua những bế tắc trên chiến trường. Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, nhóm của Ohman không được cung cấp dữ liệu về "vũ khí sát thương".

Andy Millburn là một đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu, từng phục vụ ở Iraq và Somalia và gần đây đã thành lập Mozart Group, một công ty chuyên đào tạo binh lính Ukraine ở tiền tuyến. Ông đã đến Ukraine sau cuộc tấn công của Nga và thiết lập một căn cứ ở thủ đô Kyiv.

Millburn nói: "Nếu quý vị muốn cung cấp thứ gì đó, hoặc thiết lập một kênh hậu cần, thì chắc chắn phải có một tổ chức nào đó, phải không? Nếu quý vị chỉ có khả năng đưa hàng đến và dừng lại ở biên giới Ukraine, thì không có gì ngạc nhiên là tất cả những thứ này không đến được nơi nó cần đến. Thay vào đó, việc quý vị nghĩ hàng đến đúng nơi mới là điều đáng  ngạc nhiên".

"Nếu chính sách của Mỹ là hỗ trợ Ukraine trong việc bảo vệ đất nước của họ chống lại Liên bang Nga, bạn không thể đi nửa đường. Bạn không thể tạo ra các phòng tuyến nhân tạo. Tôi hiểu điều đó để giúp quân đội Mỹ không phải chiến đấu với người Nga, thậm chí quân đội Mỹ cũng không phải bước qua biên giới. Nhưng tại sao ít nhất không đưa người bên dân sự vào vị trí để giám sát? Họ có thể là dân thường để đảm bảo rằng những điều đúng đắn đang xảy ra”.

Vào tháng 7, Đại sứ Bonnie Denise Jenkins, Thứ trưởng phụ trách Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết "khả năng chuyển hướng bất hợp pháp vũ khí nằm trong một loạt các cân nhắc về chính trị-quân sự và nhân quyền".

Nhưng bà nói thêm: "Chúng tôi tin tưởng vào cam kết của Chính phủ Ukraine trong việc bảo vệ thích hợp và giải trình các thiết bị quốc phòng có xuất xứ từ Mỹ”.

Ukraine đã thành lập một ủy ban đặc biệt tạm thời để theo dõi luồng vũ khí bên trong nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia vũ khí cho biết họ đã từng chứng kiến ​​những tình huống như thế này trước đây.

Donatella Rovera, cố vấn khủng hoảng cấp cao của Tổ chức Ân xá Quốc tế, người đang theo dõi các vụ vi phạm nhân quyền ở Ukraine cho biết: "Mọi quốc gia và mọi hoàn cảnh đều rất khác nhau, nhưng chắc chắn nếu tôi nhìn lại, Iraq là một quốc gia khác, nơi có những vụ giao hàng theo chu kỳ. Chúng tôi đã thấy rất nhiều vũ khí được đưa vào năm 2003 với cuộc tấn công Iraq do Mỹ dẫn đầu, và sau đó, năm 2014 ISIS đã lại đánh chiếm khắp nơi ở Iraq bằng loại vũ khí trong kho vốn trang bị cho quân đội Iraq”, đồng thời cho biết thêm: “Gần đây hơn, chúng tôi thấy tình trạng tương tự xảy ra ở Afghanistan” khi nhiều vũ khí rơi vào tay Taliban. Bà Donatella Rovera nhấn mạnh: "Cần có cơ chế giám sát để tránh điều đó".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ nghi ngờ quan chức Ukraine tham nhũng, xơi cả vũ khí do Mỹ viện trợ